Page 121 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 121
60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM LÊ TRÚC KHANH
(Mỹ Tho) chuyển đến, lạ bạn lạ thầy... và bao kỷ niệm một thời đã bỏ
lại bên kia sông Tiền xa lăng lắc... Vậy đó, rồi cũng dần quen. Từ ngôi
trường nầy, tôi đã có thêm biết bao người thầy, người bạn, người anh,
nhất là những ngày làm văn nghệ sôi nổi ở thập niên 60 thế kỷ trước.
Những năm học trò cấp ba của tôi đã gắn chặt với từng chiếc bàn, cái
bảng, một khung cửa sổ màu xanh; để từ nơi nầy, anh em chúng tôi nhìn
ra khoảng sân trường có hai hàng cây khuynh diệp. Nhớ biết bao nhiêu
những ngày làm báo xuân, những đêm cắm trại thức trắng, hát hò vang
động cả bốn mặt tường cao. Hồi đó, họa hoằn lắm mới có một vài nữ sinh
của các lớp đệ nhất ban B, hoặc ban C thì cũng từ dệ tam trở lên. Vì thế,
đối với chúng tôi, được nhìn tà áo dài trắng bay giữa sân trường là một
điều hạnh phúc. Cách một con đường (nay là đường Võ Thị Sáu) bên kia
là trường Nữ Trung học Đoàn thị Điểm. Thực ra, “mình với ta tuy hai
mà một”, bởi vì trước kia chỉ có một trường trung học và chỉ tách riêng
trường nam trường nữ từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Sự chia ly “bất
đắc dĩ” nầy trở thành một đề tài lớn cho khối nhà thi sĩ học trò có đề tài
làm thơ than thở biệt ly! Cũng đã có biết bao anh học trò bướng bỉnh,
tìm mọi cách để trốn giám thị,thậm chí trèo tường phía sau đường Ngô
Quyền vì một “bóng hồng” nào đó! Bạn học cùng lớp tôi - Lăng Cảnh Huy
đã viết 4 câu thơ:
Buồn mang mang - Ừ, nỗi buồn mang mang.
Tôi hỏi em bên mái trường Đoàn
Rằng có buồn như kẻ ở trường Phan,
Mang tâm tình đứng ngóng cuối hành lang?
Những câu thơ một thời non dại đó rồi cũng bị lấp vùi trong cát bụi
thời gian. Cuộc sống - chiến tranh - đã làm chúng tôi như những cánh
lục bình dạt về vạn nẻo.
Với chiếc cầu thang dãy đầu tiên (nay là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh), tôi
tự hào có thể nhớ đến từng dấu đinh trên mặt gỗ - và góc nhỏ dưới chân
như một cái kho chứa đủ mọi thứ vụn vặt trên đời - với tôi cũng chẳng hề
xa lạ. Lý do đơn giản là vì mùa Xuân Mậu Thân1968, Ban văn nghệ - báo
chí nhà trường đã “bám trụ” ở Hội trường lầu 1 suốt mấy tháng trời. Một
cái gì đó, lạ lẫm và rờn rợn đang hình thành bên ngoài mà thầy trò, anh
em chúng tôi không hề hay biết. Cho đến bây giờ, tôi vẫn giữ gìn trân
trọng tập thơ “Giấc lửa” và mấy trang in ronéo rời thực hiện vội vàng
trong đêm họp mặt tất niên như những kỷ vật vô giá trong đời. Điểm lại
124