Page 304 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 304

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH
           phát hiện ra những vần thơ mang nội dung xây dựng, lành mạnh, dạt
           dào nhạc điệu, phản ánh một tấm lòng trong sáng với non sông hoa
           gấm nước nhà. Đất nước ta tươi đẹp nhất trong buổi vào xuân: Từ độ
           rừng thiêng bừng tiếng hót/ Mùa xuân hoa cỏ đẹp sơn hà (Tang hải ca-
           VNMT). Thơ văn về nguồn cũng chứa đựng những vần thơ ca ngợi lòng
           yêu thiết tha quốc ngữ, ngôn ngữ dân tộc, tiếng mẹ đẹp đẽ, giàu cung
           bậc: Mực tím đừng lem vần quốc ngữ/ Tròn năm học một tiếng yêu thôi
           (Cái Tắc-VNMT). Trước họa binh đao, anh vẫn tin tưởng vào ngày mai
           chiến thắng vẻ vang, vang rền hồi trống khải hoàn ca giữa rừng cờ chói
           lọi khắp quê hương: Lớp lớp cờ bay-hồi trống giục/ Khải hoàn môn dựng
           giữa kinh đô (Tang hải ca-VNMT). Xưa nay, ở bất cứ không gian nào, tài
           tử cũng lắm đa tình. Trong cõi văn chương nhiều hệ lụy, người thơ đôi
           lúc cũng được đền bù: Đời thơ dù có vẩn vơ/ Đêm đêm cũng được người
           tơ tưởng thầm…
              Lê Trúc Khanh là nhà thơ trẻ, tài hoa thường được nhắc đến và khích
           lệ bởi các nhà thơ Kiên Giang, nhà văn Sơn Nam, Nguyễn Tấn Long,
           Nguyễn Bá Thế,…
              Là người địa phương, ở gần nhau, Nguyễn Thanh (Ngũ Lang) được
           biết ngoài những người đẹp yêu thơ Lê Trúc Khanh nhưng chưa gặp
           duyên may Tần Tấn, phải đơn phương yêu thầm tác giả, nàng Thơ của
           Lê Trúc Khanh, là một giai nhân thùy mị ở Tây Đô được coi là nguồn cảm
           hứng dạt dào thời anh còn cắp sách đến trường Phan Thanh Giản, sau
           này đã trở thành người bạn đời yêu quí thủy chung của anh.
              Không  theo  kịp  bước  những  thi  tài  Nguyễn  Bính  (1920-1966)  hay
           thần đồng thơ Trần Đăng Khoa, Lê Trúc Khanh vẫn sớm được biết đến
           là một hiện tượng văn chương đặc biệt chẳng khác Thôi Hiệu hay Arthur
           Rimbaud cả hai đều có bài thơ hay lúc tuổi chưa tới mười lăm.
              Đáng nuối tiếc biết dường bao! Đã từ lâu, nhiều người yêu thơ Lê Trúc
           Khanh đã ái mộ anh, nhà thơ tài hoa một thời vang bóng của đất cầm thi,
           không khỏi băn khoăn tự hỏi: Thần tượng trong mộng ước đã trở thành
           nàng Thơ hiện thực của nhà thơ trong đời. Thế tại sao Lê Trúc Khanh hồ
           như bặt đi tiếng tơ lòng, âm thầm xa vắng chiếu thơ với tri âm đồng điệu
           và người yêu thơ anh khắp bốn phương, sớm rời bỏ cuộc chơi thanh cao
           đầy giai điệu sắc hương trên thi đàn!

                                                          NGUYỄN THANH



                                         308
   299   300   301   302   303   304   305   306   307   308   309