Page 303 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 303
LÊ TRÚC KHANH 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
viên nòng cốt ban Thi văn do anh phụ trách trên ba mươi người, gồm có:
Lê Trúc Khanh (Trưởng ban), Lê Hà Uyên (Bào huynh Lê Trúc Khanh), Hà
Huy Thanh, Huỳnh Túy Liêm, Kim, Nguyễn Huy Chương,Tô Thùy Uyên,
Huyền Vân Thanh, Kiều Diễm Phượng, Nguyễn Hoài Vọng, Phạm Trường
Giang, Mỹ Nhiên, Thùy Chinh, Jacqueline, Liên Thoại, Lê Hoàng Tâm,
Vũ Phan Trần tức Đặng Thư Cưu, Phú Hằng, Lăng Cảnh Huy, Nguyễn
Hữu Phương, Phương Gian, La Thị Sinh (vừa sáng tác vừa ngâm thơ), Lệ
Nhương (ngâm thơ), Minh Phước, Liên Thoại (Chí Tâm) (đàn tranh), Trần
Trung Hiếu, Hà Thanh Vân, Vũ Mạnh Ngân, Tất Lang, Đỗ Nhựt, Dạ
Khách (thổi sáo)…
Mỗi tuần, ban Thi văn Về Nguồn phát thanh chương trình văn nghệ
một lần vào tối thứ năm trong thời gian khoảng 30 phút. Các tiết mục
phát thanh sinh động, chủ yếu là diễn ngâm các bài thơ mới sáng tác của
các thành viên trong ban và của văn nghệ sĩ bốn phương gởi tới. Hài hòa
vào các tiết mục văn nghệ là phần thông báo và trả lời thư bằng hữu và
thính giả trong âm thanh của tiếng đàn tiếng sáo.
Thơ văn của nhóm từng được chọn giới thiệu trong chương trình ban
Thi văn Mây Tần, Đài Phát thanh Sài Gòn của nhà thơ Kiên Giang. Gần
một thập niên trước ngày giải phóng, khi Ngũ Lang bận bịu, khó khăn
vì tài chính với tờ Văn nghệ Miền Tây, Lê Trúc Khanh vừa sáng tác vừa
cưu mang ban Thi văn của anh. Vừa thiết kế chương trình để phát thanh
mỗi tuần, vừa biên tập cho tác phẩm ấn hành dưới hình thức in xếp
cánh bướm, tập họp những bài thơ chất lượng khá của anh em. Bìa do
họa sĩ Đan Thanh (Nguyễn Thanh) vẽ trong giai đoạn đầu. Khổ khoảng
10 x 20cm. Ấn phẩm gọn, trông xinh xắn mà cũng tiện phổ biến bớt tốn
kém về tài chính. Về sau, Lê Trúc Khanh cho xuất bản hàng loạt thi phẩm
của các thành viên với khổ lớn hơn và hình thức cải tiến sáng đẹp hơn.
Về Nguồn - tên ban Thi văn do anh đặt và phụ trách, ai đọc cũng có
thể dễ dàng hiểu ngay được ước mơ sâu kín của anh. Đó là hoài bão trong
sáng, lành mạnh của Lê Trúc Khanh về một tình tự quê hương cần có ở
mọi người dân Việt Nam trong một đất nước chiến tranh, con người và
mọi thứ đều bị trầm trọng tha hóa. Anh kỳ vọng gởi một thông điệp sâu
sắc đến mọi người hãy trở về với đất nước, quê hương và cội nguồn dân
tộc. Mỗi vần thơ của nhóm dù chưa được là vần thơ thép nhưng cũng là
hồi chuông âm vang, thức tỉnh cho những con cháu Lạc Hồng trong cảnh
nước nhà bị điêu đứng vì binh lửa.
Hành trình vào thế giới thơ ca của chương trình Về Nguồn, bạn đọc
307