Page 300 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 300
60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM LÊ TRÚC KHANH
khoảnh khắc của thời thế, phải đắm lòng rửa sạch bụi trần trên ta, giữa
tết Đoan Ngọ nghìn năm trước. Lịch sử cũng đã nhiều lần lập lại, thương
ghét đa đoan khiến nhân tài phải thu mình như cánh bướm giữa trận thu
phong. Tài hoa như Nguyễn Tất Nhiên, cũng phải buông thả sinh mệnh ở
một phương trời xa thẳm,khiến động lòng chim khách vu vơ.
Lê Trúc Khanh cũng có lúc chao đao trên sự thế “bạn bè tan tác tan
tác đời muôn nẻo / anh lạc bầy bay đến dại khờ” Bẵng đi một thời gian
sau tập “Quê Hương tình yêu và nỗi nhớ khôn cùng” hình như nhà thơ
quê hương ta cũng chìm lắng đi trong sự thế. Cái năng nổ, bồng bột của
hồng tâm với văn nghệ, cũng chìm dần trong cuộc sống. Ngoài thời gian
dạy học, dĩ nhiên chàng nghiêng hẳn tâm hồn cho giáo nghiệp, Lê Trúc
Khanh không thấy xuất hiện tác phẩm nào tư riêng. Với những tập thơ in
chung, chắc cũng hơn 10 tuyển tập, Lê Trúc Khanh không còn chủ động
được một không gian huy hoàng cho riêng cá nhân. Tôi biết bên trong
thư phòng, nhà thơ cũng khao khát viết, tha thiết với nghệ thuật, cũng
sáng tác âm thầm, nhưng nếu suy mãn thần khí quyết liệt như quá khứ,
tôi mong ước Lê Trúc Khanh không được quyền buông xuôi. Nhớ lại bao
năm tháng trôi qua, ở Sài Gòn hòn ngọc viễn đông, hai tiền bối của thi
ca đều nắm giữ một Tao Đàn Đinh Hùng và một Mây Tần Kiên Giang,
với một khí thế hùng cứ riêng tư, nổi tiếng sáng chói một góc trời thơ.
Thì ở một vùng sông nước hiền hoà, có chương trình thơ êm đềm trung
hậu, ngày tháng cứ vang lên tự tình dân tộc, làm rung động bao tâm
huyết của người làm văn nghệ trẻ. Khiêm tốn thay chương trình thi ca
này, không thua sút hai đàn anh, lại được điều hành bởi người làm thơ
nho nhã chưa đầy 20 tuổi với góp sức đồng tâm của cả 100 cộng tác viên/
Lục Vân Tiên.
“Chim kêu gành đá gẫm thân thêm buồn” đứng trên đèo Hải Vân sau
ngày tháng tạm thời gác kiếm, trả lại cho cát bụi tất cả những ý nghĩ
hùng quan về thi ca, nghệ thuật, Lê Trúc Khanh nhiều lúc soi ngắm
lại đoạn đường xưa, cứ im lìm “gối lẻ giường đơn lạnh rất nhiều”. Nhà
thơ không chịu buông đao thành Phật, cứ đeo đẳng những hối tiếc trên
đường trường vạn lý, mong nhả hạt gieo rừng. Tôi có lúc cũng bơ phờ
như vậy, sau một thời gian quầy quả với cuộc sống, nợ văn chương như
cứ nhẹ dần, nên rất cảm thông cho sự chịu đựng hiền hậu của nhà thơ
khả kính nầy. Thơ Lê Trúc Khanh nằm sâu lắng bên cát bụi, con đò,
đường cũ, hoàng hôn lấp quê nhà, phố bụi, sân trường, chiền chiện, lục
bình,bạn bè, lục tỉnh, đom đóm, bìm bịp, bèo nước… Tất cả tạo cho nét
304