Page 297 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 297
LÊ TRÚC KHANH 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
cựu, trao đổi cho nhau vài sáng tác mới tâm đắc, như một “sát na” giác
ngộ. Giai đoạn này, như con ốc nhỏ bò lui tới, đo chân lý đường dài, mỗi
lần gặp gỡ là mỗi lần như được khắc ghi vĩnh cửu trên bia đá. Tại Cần
Thơ, miền Tây Đô của cuối Việt, anh tài hiển hiện sinh động trên khắp
màu sắc phong lưu, rực rỡ của nghệ thuật. Tôi liên tưởng những phút
giây mà Phù Sa Lộc và Trần Kiêu Bạt, tạt ngang nơi cư trú của Trần Biên
Thuỳ và Lâm Hảo Dũng trên đường liên tỉnh. Con đường dẫn tới tổ ấm
lầy lội, nghèo nàn như bản sắc quê hương, tôi đề nghị Trần Kiêu Bạt dẫn
tới nhà Lê Trúc Khanh ở đường Phan Thanh Giản, để có dịp hàn huyên,
tay bắt mặt mừng, với một chàng trai học trò tài không đợi tuổi. Ngôi
nhà của Lê Trúc Khanh nằm lẫn khuất trong một con hẻm hẹp, giống
như chàng thi nhân nhỏ nhắn, thanh lịch, lại được bày biện thật ngăn
nắp, khiến sự cảm tình và trân trọng với nhau càng thêm sâu thẳm hơn.
Lúc đó, thư sinh có lẽ khoảng 18 tuổi, nhưng đã là một thủ lĩnh của bút
nhóm Về Nguồn. Một thi văn đoàn với hơn 100 thành viên và cộng tác
viên ở khắp nơi, trải dài từ Quảng Trị đến Cà Mau. Họ đến với thơ, đến với
nghệ thuật, như một sự say mê thánh hoá, hi sinh tất cả thời gian, tiền
tài, góp sức với một tấm lòng chân thành. Về Nguồn, là cái nôi lớn nhất
điển hình của văn nghệ miền Nam thời đó, hoạt động nghệ thuật một
cách chân chính, không vị lợi. Suốt lộ Trình 10 năm, đến tháng 4 năm
1975 ngưng nghỉ để hoà theo đất nước chào đón một trang sử mới, có
công lao to lớn là điểm tựa ban đầu cho biết bao nhiêu văn nghệ sĩ thành
danh. Có thể, trên văn đàn Việt Nam,tên tuổi những: Đặng Thư Cưu,
Trần Kiêu Bạt, Lê Trúc Khanh, Huyền Vân Thanh, Nguyễn Huy Chương,
Kiều Diễm Phượng, Trúc Linh Lan, Võ Minh Đường, Lý Thị Kim Xương,
Hà Huy Thanh, Trầm Mặc Nghệ Thế, Lê Vũ Hùng, Phạm Hữu Quang,
Vương Doãn Chi, Lưu Vân, Hà Thúc Sinh, Vũ Ngọc Đức, Lâm Hảo Dũng,
Lâm Hảo Khôi, Nguyễn Bạch Dương, Nguyễn Cát Đông, Yên Bằng, Triệu
Cung Tinh, Tô Nhược Châu, Phù Sa Lộc, Nguyễn Hoài Vọng.... vẫn không
ít dịp xoay người chọn lựa những cánh hoa văn nghệ tươi thắm rực rỡ
nhất, cắm vào bình hoa sang trọng Về Nguồn.
Hoạt động cật lực của Lê Trúc Khanh, bằng sự hi sinh vô bờ bến,
khiến anh em văn nghệ khắp nơi, dù có hùng cứ ở những khuynh hướng
nghệ thuật nào, cũng phải nhìn lại và thán phục. Chương trình phát
thanh của thi văn Về Nguồn, mà cứ 22h30 mỗi giữa tuần “Tiếng nói tha
thiết của những người yêu mến quê hương. Tiếng thơ chân thành của
những người muốn tìm lại tự tình dân tộc”, vẫn xoáy cuộn vào tâm thức
301