Page 299 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 299
LÊ TRÚC KHANH 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
Thành Hải (NXB Nhị Khê). Âm nhạc trình diễn ngoài cộng tác viên Về
Nguồn, còn có sự hợp tác của gia đình nhà thơ Trần Kiêu Bạt, Nguyễn
Huy Chương…
Tâm huyết của nhà thơ Lê Trúc Khanh, đã nhuộm thắm cho miền cựu
địa Nam Bộ, một sự cảm thông sâu sắc tạo cho văn nghệ nhiều gạch nối
liên tay hình thành những ước mơ, mà một cá nhân khó lòng xây dựng
được.
Những tâm thức về tình quê hương, tình yêu, về tuổi học trò sao mà
nhẹ nhàng và hiền dịu, tự dẫn dắt chúng ta qua một Lê Trúc Khanh nho
nhã,tài hoa, đầy ắp tấm lòng. Với những gì sự thật ghi lại bên trên, như
một nét son sắt đá cho tha nhân bất chợp khám phá ra một sự cương
nghị hi sinh, quyết đoán trong quá trình hoạt động văn nghệ như chém
đá, của nhà thơ Lê Trúc Khanh.
Hiền dịu và lãng mạn có gì bằng “Một trăm đêm-Một nghìn đêm/ là
trăng động thoáng xa dìm bến mơ / ừ - cho nhau hẹn thề / có con chim
nhỏ gọi hè từ xưa / chiều nay mưa-chiều mai mưa / và anh thì cứ làm thơ
trọn đời… ”Phải chăng chàng thư sinh cứ như âm thầm đứng tan chảy
dưới ánh trăng, bện lên người không gian phiêu bồng, ảo dịu cho chính
bản thân, với thệ nguyện làm thơ trọn đời, cho trăng động thoáng, cho
nhau hẹn thề… Phải chăng chính vì vậy, khiến chàng nhiều lúc phải dấn
thân, lấy nét bút mài đưới mưa chiều làm kiếm sắt, tạo dựng một giang
sơn nghệ thuật như kính vạn hoa, không phải cho riêng chính bản thân
mà cho tất cả cố nhân bằng hữu.
Nhưng thật ra, tâm huyết cần mẫn thương khó của nhà thơ bôn ba
cũng không qua thời vận, nên tất cả những dự trù chất ngất như cửu
trùng đài, cũng nghiêng ngả bao phen. Chàng muốn rửa tay gác kiếm bỏ
công hầu, như khi Kiều Phong lìa ải nhạn có đong buồn trên ánh mắt Anh
Châu? Được không? Cái nghiệp chướng vẫn đa mang mà từ lúc khai sinh
lớn lên chưa đầy 16 tuổi đã hứng thú làm thơ và đeo gông thủ lĩnh của
một văn đàn. Lê Trúc Khanh dù có dằn vặt trong tâm thức, dù có muốn
cởi bỏ tương tinh tương khắc trong nghiệp dĩ, cũng được bao giờ! Nhà
thơ trong lành và hiền hậu năm xưa, vẫn ngửa mặt lên trời mà than thở
với thời tiết “phố bụi đường xa mà tóc rối / chiều mây lục tỉnh còn ngang
đầu / ai xót dùm anh thời quá khứ / một lần cho mộng đến nghìn thu.”
Đi vào thơ, nhiều ngõ ngách lao đao xuyên thấm bộn bề, biết bao lối
tắt chông gai giăng mắc, chiêu dụ nhà thơ nhiều chiêu phẩm phĩnh phờ.
Nhiều lúc nếu không đủ nghị lực, như Khuất Nguyên cùng cực với mọi
303