Page 298 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 298

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH
           của những con tim rung cảm. Người ta cảm tình ngay với chương trình
           Về Nguồn trên làn sóng vô tuyến, người ta càng yêu dấu tâm hồn của
           các bằng hữu chủ trương. Song song, cơ sở xuất bản Về Nguồn và tạp chí
           Khơi Dòng liên tay, nối chặt ý hướng hoạt hoá văn học nghệ thuật một
           cách nghề nghiệp và bài bản, ấn hành được nhiều tác phẩm cho anh em,
           cũng như tạo được môi trường tham khảo văn nghệ, phát huy tiếng nói
           sung sức nhất ở miền Tây Nam Bộ thời đó.
              Khoảng giữa năm 1973, Lê Trúc Khanh về Sài Gòn công tác ngành
           (Lê Trúc Khanh tốt nghiệp Đại học Sư phạm năm 21 tuổi, giảng dạy Văn
           ở Trung học Đệ nhị cấp Cần Thơ), có ghé tạt qua thăm tôi. Vẫn hào sảng,
           liếng thoắng và tươi trẻ, Lê Trúc Khanh thổ lộ với ý định thành lập một
           quán cafe Về Nguồn, để anh em có dịp hội tụ hàng ngày trao đổi sáng tác
           và luận bàn quan điểm nghệ thuật, tất cả chủ yếu cũng vì quá đam mê
           văn nghệ. Chí hướng hi sinh về nghệ thuật của Lê Trúc Khanh quá lớn,
           quá trong sáng, khiến tôi cũng động lòng hứa giúp Về Nguồn một phen,
           với điều kiện sẽ bàn lại với anh em Tạp chí và Nhà xuất bản Khai Phá.
           Về Châu Đốc, tôi vẫn thầm suy nghĩ cưu mang như thế nào, cho thuận
           đôi bề. Một đêm trời sáng trăng, khoảng tháng 12/1973, nhà thơ Nguyễn
           Cát Đông lúc đó là Hiệu trưởng Trường Trung học Nguyễn Hữu Cảnh
           Châu Đốc, bầu bạn cùng nhà văn Huỳnh Phan (tác giả Câu Chuyện Thầy
           Trò, một tác phẩm văn chương được đón nhận nhiệt liệt thời đó), ghé trà
           dư tửu hậu với tôi, trước đầu chợ Châu Đốc. Tôi đem tâm ý của Lê Trúc
           Khanh còn dằn vặt trong lòng, và xin ý kiến Nguyễn Cát Đông. Thảo luận
           kế hoạch cho quán cafe Về Nguồn cũng khá gay go, vì chúng tôi không
           nắm bắt được chủ trương kinh doanh như thế nào. Tuy nhiên, cái tâm Lê
           Trúc Khanh trải ra quá lớn, nên không ai nghi ngờ gì ở sự hi sinh vì nghệ
           thuật của Khanh cả. Nhà thơ Nguyễn Cát Đông, thảo ra một kế sách, tiền
           đề cho những cuộc sinh hoạt nghệ thuật liên tục ở quán cafe Về Nguồn,
           bằng một buổi ra mắt đồ sộ với danh nghĩa Đêm Sinh Hoạt Văn Nghệ Về
           Nguồn, số 93 Tạ Thu Thâu Cần Thơ, vào ngày 19/01/1974 (nhằm ngày
           17 tháng Chạp, Quý Sửu), tức những ngày cận tết Giáp Dần. Anh Nguyễn
           Cát Đông và Lê Trúc Khanh sẽ lo tổ chức, thuyết trình, riêng tôi sẽ quy
           tụ trên 2000 đầu sách, tác phẩm của anh em văn nghệ trẻ khắp nước,
           trong một chương trình Thi ca, Âm nhạc, triển lãm Hội hoạ, Nhiếp ảnh,
           Điêu khắc, Nghệ thuật Thêu tay, Nghệ thuật Hoa vải… Lúc đó Hội hoạ
           và điêu khắc của hoạ sĩ Hoàng Thuỵ Kha, Lê Triều Điển; Nhiếp ảnh Thái
           Văn Sơn; nghệ thuật thêu tay: Bích Đàn, Nghệ thuật hoa vải của Nguyễn

                                         302
   293   294   295   296   297   298   299   300   301   302   303