Page 294 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 294
60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM LÊ TRÚC KHANH
Như tôi đã nói từ đầu, LÊ TRÚC KHANH vốn là một nhà giáo dạy văn
chương nên khi làm thơ, anh đã sử dụng ngôn ngữ rất chọn lọc và cố
dùng những từ thật trau chuốt, bóng bẩy, đọc lên thấy được nét tài hoa
của anh. LÊ TRÚC KHANH làm thơ mới loại bảy chữ nhiều hơn các thể
thơ khác. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các thể thơ kia anh có khuyết
điểm, nó vẫn mượt mà, giàu tiết tấu và sự truyền đạt tâm tư cũng khéo
léo vô cùng. Như bài lục bát ngắn dưới đây:.
NHƯ LÚC CHỜ TRĂNG
Thuyền sương đọng dấu chân hờ
Bèo trôi dạt mấy bên bờ mù khơi
Dòng sông trắng những nụ cười
Là long lanh mắt em ngồi chờ trăng...
Rừng sao mở hội hoa đăng
Gió lồng lộng ngút ngàn giăng hẹn thề
“Sao vua chín cái nằm kề
Thương em từ thuở mẹ về với cha”.
Rũ lòng anh giữa phù hoa
Trắng bàn tay nỗi xót xa không rời
Gởi cho em nửa khung trời
Nửa vầng trăng với cuộc đời làm thơ.
Theo tôi được biết, LÊ TRÚC KHANH đã làm hàng ngàn bài thơ với
ngôn ngữ đẹp như thế, nhưng trước năm 1975, anh chỉ khiêm nhường
cho xuất hiện trong tập thơ mỏng mang tên QUÊ HƯƠNG - TÌNH YÊU
VÀ NỖI NHỚ KHÔN CÙNG do cơ sở xuất bản VỀ NGUỒN ấn hành, cùng
nhiều bài thơ đăng các nhật báo, tuần báo, nguyệt san, tạp chí xuất bản
tại Sài Gòn và các tỉnh miền Tây. Sau năm 1975, anh vẫn tiếp tục sáng
tác và lưu giữ trong chồng bản thảo của mình. Thỉnh thoảng anh đưa tôi
xem một đôi bài, và tôi vẫn thấy rõ cái sung sức, phong độ và tính cách
thơ của LÊ TRÚC KHANH mãi mãi như thế. Có thể nói nguồn thơ trong
298