Page 5 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 5

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH




           VÙNG ĐẤT PHƯƠNG NAM


           VÀ TINH THẦN


           TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO



              1.
                  ăm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hoá, dinh phủ đặt
              Ntại làng Ái Tử, thuộc huyện Đăng Xương, Quảng Trị ngày nay.
           Theo chân ông, những người lưu dân Việt Nam đã có mặt trên một vùng
           đất mới, đất của những dân tộc Chiêm Thành, Chân Lạp, Bồn Man, Lão
           Qua, Phù Nam... đầy lạ lùng, kỳ bí mà càng tiến về Nam như đi vào thời
           hồng hoang với rừng tràm rừng đước bạt ngàn, sơn lam chướng khí,
           muỗi, mòng, đĩa vắt, “dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua”.
              Năm 1658 Hiền Vương Nguyễn Phước Tần tiếp nối quá trình chinh
           phục và khai thác, sáp nhập vùng Mô Xoài (Bà Rịa - Biên Hoà) vào lãnh
           thổ Việt Nam. Hai mươi năm sau (1679) các tôi thần nhà Minh vượt biển
           Đông sang xin thần phục chúa Nguyễn và tiếp tục khai thác vùng Lộc
           Dã (Đồng Nai) và Mỹ Tho. Năm 1695, thêm Mạc Cửu đến khai thác vùng
           Rạch Giá - Hà Tiên. Như vậy, theo đà Nam tiến, từ năm 1757 vùng đất
           về sau được gọi là “Nam kỳ lục tỉnh” đã hoàn toàn là một phần máu
           thịt của đất nước Việt Nam. Vì đây là vùng đất mới, nên đối với lưu dân,
           không phải là hưởng thụ, thụ động chờ thời vận mà phải là tích cực khẩn
           hoang. Bằng chính nỗ lực tự thân, qua bao nhiêu năm tháng, người lưu
           dân đã có thể an tâm với cuộc sống vật chất do mình tạo dựng “Ở Gia
           Định, có khách đến nhà lần đầu tiên gia chủ dâng trầu cau, sau dâng
           tiếp cơm bánh, tiếp đãi trọng hậu, không kể người thân sơ, quen lạ, tông
           tích ở đâu, ắt đều thâu nạp khoản đãi, cho nên người đi chơi không cần
           đem  tiền gạo theo, mà lại có nhiều người trốn xâu, trốn thuế đi đến xứ
           nầy ẩn núp, bởi vì có chỗ dung dưỡng vậy” (Trịnh Hoài Đức - Gia Định
           Thành thông chí). Cũng trong quyển nầy ở tập Hạ, Trịnh Hoài Đức còn

           chép “Đất Gia Định nhiều sông, kinh, cù lao, bãi cát nên trong 10 người

                                          8
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10