Page 6 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 6
LÊ TRÚC KHANH 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
đã có 9 người biết nghề bơi lội, chèo thuyền, lại ưa ăn mắm, ngày ăn ba
bữa cơm mà ít khi ăn cháo”. Hay Doãn Uẩn từng là thự án sát tỉnh Vĩnh
Long vào năm 1833 có chép trong Trấn Tây Kỷ Lược. “Cũng có kẻ nghèo
phải đi ăn xin, nhưng mỗi tháng họ chỉ đi xin một lần cũng đủ sống rồi.
Họ thường tựu nhau nơi đình miếu, mỗi người đều có mùng màn riêng.
Trộm cắp cũng ít xảy ra, trâu thì có chuồng nhốt ngoài đồng... họ rất
thích ca hát, không ngày nào là không có múa hát”.
Như vậy, từ một vùng đất đầy những khó khăn, trở ngại về thiên
nhiên, bao lớp người đi trước như thân cây đước cây tràm ngả xuống để
cho lớp sau nối tiếp màu xanh bất tận. Cuộc sống sung túc đổi bằng mồ
hôi, nước mắt và cả sinh mạng nữa... phải chăng làm cho họ ít quan tâm
đến chuyện học hành, thi cử, không chịu ràng buộc bởi lễ giáo thánh
hiền như ở Đàng Ngoài với niềm tự hào “ngàn năm văn vật”? Cũng phải
chăng vì thế mà ta vẫn nghe cách nói theo kiểu bất cần đời của một điền
chủ miền Nam nào đó “Lấy giạ đong lúa chớ không ai lấy giạ đong chữ”.
Vậy thì, với vùng đất phương Nam, có hay không tinh thần “Tôn sư
trọng đạo”?
2.
Cuộc sống “gạo chợ nước sông” như thế đã tạo cho người lưu dân
nhiều tính tốt mà cũng nhiều tật xấu: máu “anh chị” trọng nghĩa bạn bè,
sẵn sàng kết thân và hy sinh vì người khác miễn là người ấy tỏ ra rộng
lượng, anh hùng như mình. Họ cũng không phân biệt giàu nghèo, chủng
tộc, đôi khi sống vô kỷ luật, thích biểu dương võ lực để giải quyết mọi
xung đột, ưa hài hước và đôi khi lãng phí.
Nhưng cũng có một nghịch lý lịch sử thật vô cùng độc đáo. Thực ra,
nếu như giặc Pháp không xâm chiếm Nam kỳ từ những năm cuối thế kỉ
19, thì dân Việt Nam không dễ tràn xuống Rạch Giá, Cà Mau quá nhanh
như thế. Các tỉnh Cần Thơ, Long Xuyên, Sóc Trăng... còn nhiều vùng phì
nhiêu chưa khai phá đến.
Có nhận định như thế, chúng ta mới hiểu được lòng yêu nước vô bờ
bến và sự cố gắng khai hoang của họ. Bởi quá căm thù thực dân, họ
“sanh nhiều tật kỳ khôi”: không đóng thuế cho Pháp, không muốn gặp
mặt người Pháp, lắm cụ già bảy tám mươi tuổi đã giữ trọn tiết tháo ấy
mãi đến lúc chết. Các cụ cất nhà giữa rừng, ở chót núi, vàm sông, ở cù
lao cô tịch... không bao giờ đi chợ. Không ai biết được danh tánh các cụ.
Rõ ràng, những con người vô danh đó có thể chưa hề xuất thân từ cửa
Khổng sân Trình, chưa hề bước chân vào chốn quan trường, thế mà sống
9