Page 8 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 8

LÊ TRÚC KHANH                                 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
           vọt cuối năm mà không hề thương tiếc. Thầy giáo là người thứ tư sắp bị
           hành hình. Nhưng điều thầy không ngờ được là khi tấm vải che mặt vừa
           được giật ra thì có tiếng kêu khe khẽ từ tên đao phủ “Trời ơi! Thầy!”.
           Trong lúc “thập tử nhất sinh” đó, thầy cũng không nhớ nổi tên đứa học
           trò cũ của mình. Anh ta nói nhanh trong hơi thở đứt quảng “Con sẽ giả
           bộ chặt đầu, nhưng đẩy thầy qua phía tay phải tức là mé Cần Thơ, thầy
           rán lội vào bờ và nhớ đừng qua đây nữa”.
              Mọi việc diễn ra êm đẹp, không ai biết trừ hai thầy trò. Chắc chắn dù
           anh học trò không căn dặn, thầy cũng chẳng dám đặt chân lần thứ hai
           đến vùng đất ấy! Hôm nay thầy đã đi xa và anh học trò kia cũng không
           còn trong cõi đời nầy. Nhắc lại câu chuyện lòng thoáng chút ngậm ngùi vì
           qui luật đổi đời dâu biển, nhưng cũng vô cùng ấm áp bởi đạo nghĩa thầy
           trò - trong đêm đen của quê hương thời ly loạn - vẫn mãi rạng ngời như
           muôn vì sao sáng cuối trời xa!.
              Có một điều mà ngay cả các nhà xã hội học chắc cũng bất lực đi tìm
           lời đáp. Đó là trong những năm thực dân Pháp đô hộ, miền Nam xuất
           hiện một tầng lớp “anh chị” sống ngang nhiên trong xã hội, hành xử theo
           kiểu giang hồ: đứng bến xe, cờ bạc, trộm cắp, thanh toán lẫn nhau... Ở
           đất Cần Thơ, chắc những người lớn tuổi không thể quên tên nhân vật
           Sáu Thanh. Đây cũng là một tên tuổi vang bóng một thời: tiêu xài như
           nước, có vô số đàn em, sẵn sàng cho em út thanh toán những kẻ cậy thế
           ỷ quyền không chút nao núng. Nhưng đối với thầy giáo, thì các nhóm
           “giang hồ” lại có một biệt đãi, không bao giờ để xảy ra đụng chạm, xích
           mích làm mất lòng quí thầy. Nếu có một tên đàn em nào đó vì không biết,
           lỡ “cầm nhầm” của thầy một chiếc xe đạp, một số tiền... giữa chợ, chỉ cần
           thầy lên tiếng là lập tức có người mang đến trả và xin lỗi! Không chỉ Sáu
           Thanh mà hầu như các tay “anh chị” nào cũng đều cư xử như thế! Có thể
           coi đây là một nét độc đáo của tinh thần “tôn sư trọng đạo”.
              4.
              Đất trời lại thêm một lần chuyển nhịp. Trong cái se lạnh cuối năm,
           lòng bâng khuâng nhớ về thời thơ ấu. Quê tôi nằm ở bên kia sông Tiền,
           thuộc tỉnh Bến Tre. Ở quê tôi, trong những ngày cận tết, bên cạnh bao
           nhiêu lo toan vất vả, người dân quê vẫn không quên hai điều quan trọng:
           “Tết Mụ và tết Thầy”.
               Nhớ ngày nào - như mới hôm qua - má tôi chuẩn bị cho hai anh em
           đội mâm lễ vật đến nhà “Tết Mụ”. “Mụ” là tiếng gọi dân dã, là người đã
           giúp cho đứa bé lọt lòng. Thời đó, hầu như không một sản phụ nào đến

                                          11
   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13