Page 11 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 11
60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM LÊ TRÚC KHANH
chuyện về trận đánh sinh tử giữa
quân lính Tây Sơn và quân Nguyễn
Ánh. Trong một lần như thế, quân
Nguyễn Ánh đánh rơi xuống dòng
sông một chiếc chiêng to. Chính vì
vậy mà con sông làm chứng nhân
lịch sử nầy về sau được gọi tên là
sông Cổ Chiên (?). Câu chuyện pha
Văn Xương các. (Ảnh tư liệu)
chút ly kỳ như nhiều câu chuyện
khác có liên quan đến buổi đầu khởi nghiệp của Gia Long, người đã có
nhiều năm tháng gắn bó với miền Nam. Tin hay không tuỳ ở người nghe,
nhưng với tôi, nó là kỷ niệm một thời thanh niên, lớn lên khi quê hương
mịt mù lửa đạn. Hơn 50 năm rồi, cũng một buổi chiều mưa, tôi đứng đây,
trên thềm Văn Xương các...
2.
Năm 1862, ba tỉnh miền Đông
Nam Kỳ là Biên Hòa, Gia Định,
Định Tường vào tay giặc Pháp. Khi
“Bến Nghé của tiền tan bọt nước
- Đồng Nai tranh ngói nhuốm
màu mây” thì cũng là lúc người
dân Nam kỳ đứng lên chống bọn
ngoại xâm dưới sự lãnh đạo của
những sĩ phu yêu nước. Một số sĩ
phu, trí thức ở ba tỉnh miền Đông
quyết không làm tay sai cho giặc,
đề xướng thuyết “tị địa” và chọn
Đường vào Văn Xương các. (Ảnh tư liệu) Vĩnh Long làm chốn dung thân. Để
giữ gìn truyền thống văn hóa dân
tộc, họ đã chung tay xây dựng Văn thánh miếu, nhằm mục đích đào
luyện học vấn cho các sĩ tử, là chỗ để hoạt động văn hóa cũng như giáo
dục lòng yêu Tổ quốc cho nhân dân.Với sự chủ xướng của Kinh lược đại
thần Phan Thanh Giản, Đề học Nguyễn Thông, sự đóng góp của giới
quan lại triều đình Huế và nhân dân ba tỉnh miền Tây, Văn Thánh miếu
Vĩnh Long khởi công từ năm 1864 và hoàn thành năm 1866.
14