Page 7 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 7

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH
           đúng đạo lý “uy vũ bất năng khuất” đâu khác người xưa?
              Đó là đạo lý nhân dân, là quan niệm của những vị thầy vĩ đại xuất
           thân từ chốn quần bô áo vải. Người dân kính trọng và ca ngợi họ, xem đó
           là những tấm gương thực tế để noi theo.
              Người miền Nam không gọi cha là “Thầy” như miền Bắc. Hình như từ
           “Thầy” chỉ dùng để gọi những người dạy dỗ, nâng bước cho mình không
           chỉ ở tứ thứ ngũ kinh mà còn ở mọi ngành nghề trong xã hội.
              Đại  Nam  Nhất  thống  chí  cũng  từng  ghi  lại:  “Dân  Gia  Định  có  tục
           chuộng khí tiết, khinh tài trọng nghĩa, sĩ phu ham đọc sách cốt yếu cho
           hiểu rõ nghĩa  lý mà lại vụng về văn từ”. Đánh giá nầy từ những năm
           1850 (thời Tự Đức) đã khẳng định một quan niệm sống hết sức thực tế
           của người phương Nam. Đối với họ lòng tôn kính tuyệt đối luôn dành cho
           những bậc thầy có công tác tạo cho mình. Do đặc thù của đời sống xã hội,
           ở đây có thầy hò (dạy hò hát), thầy tuồng (dạy các tuồng tích diễn xướng),
           thầy đờn (dạy đờn) đều được kính trọng như nhau chớ không hề có quan
           niệm “xướng ca vô loại”. Nhiều cụ già tuy nghèo tả tơi nhưng dám vay
           nợ, mua đờn, rước thầy về dạy vọng cổ cho con. Đôi khi, cả làng hùn tiền
           mời thầy dạy hò để khỏi mắc cỡ khi có một khách thương hồ nào đó lên
           tiếng trên sông mà trong làng không ai đối đáp!.
              Xa và cao hơn nữa, nhiều vị sáng lập tôn giáo ở phương Nam cũng
           được gọi bằng “Thầy”: Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên, Đức Thầy
           Huỳnh Phú Sổ... Có phải chăng, với nhiều lưu dân, tinh thần “tôn sư
           trọng đạo” luôn gắn chặt với thực tế cuộc sống, đạo nghĩa thầy trò cũng
           giống như bao thứ ân tình khác mà họ vẫn mang theo trong lòng từ buổi
           đầu khai hoang, vỡ đất?
              3.
              Hơn hai mươi năm trước, tôi có dịp nghe một thầy giáo già kể lại một
           kỷ niệm “kinh khủng” trong cuộc đời mình mà thầy đang ngấp nghé giữa
           lằn ranh sinh tử. Đó là khoảng những năm sau 1945, quê hương chìm
           trong lửa đạn. Vào một ngày cuối năm, thầy về thăm quê mình ở huyện
           Bình Minh (nay thuộc tỉnh Vĩnh Long), lúc nầy đang nằm trong sự khống
           chế của lực lượng quân sự thuộc giáo phái H... Chẳng may, ngay trong
           đêm thầy bị bắt cùng một số người khác (do nghi ngờ sao đó), và bị nhóm
           nầy trói tay bịt mắt, đưa ra hành hình trên sông Hậu. Thầy đã cầm chắc
           mười mươi cái chết. Những tên đao phủ máu lạnh lần lượt kéo từng người
           ra phía trước mũi ghe, lột khăn bịt mặt và dùng dao bầu chặt đứt cổ rồi
           đạp xuống dòng sông đang lặng lẽ chảy xuôi dòng dưới ánh trăng vàng

                                          10
   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12