Page 69 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 69

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH
              Thời chiến, tiếng súng hòa lẫn vào tiếng pháo. Càng  gần đến ngày
           đưa ông Táo về trời, hai thứ âm thanh nầy lại càng chen nhau như một
           điệp khúc đầy nghịch lý. Nôn nao khi sắp đón một mùa Xuân, nhưng tự
           lòng tôi không khỏi thoáng chút ngậm ngùi. Cần Thơ thanh lịch, Cần Thơ
           rộn ràng xe ngựa, nhưng vẫn không che giấu được những ánh mắt đượm
           buồn, nhưng chiếc áo sờn vai, những bàn tay chai sần... của người dân
           nghèo trôi nổi sông hồ trên  những con  thuyền chất đầy hương sắc mùa
           Xuân để đem bán cho đời!
              Nhưng có lẽ, điều mà tôi nhớ nhất về bến Ninh Kiều vào xuân là những
           kỷ niệm ngọt ngào của một thời thơ mộng. Những năm trước 1975, học
           sinh các trường công lập ở miền Nam thường được chia tách nam, nữ học
           riêng. Nam sinh thì quần xanh áo trắng, còn nữ sinh thì mới vào lớp Đệ
           Thất (nay là lớp sáu) đã phải mặc áo dài. Cần Thơ có hai trường trung
           học lớn và nổi tiếng khắp vùng sông Hậu: trường Trung học Phan Thanh
           Giản và Trung học Đoàn thị Điểm. Hai trường cách nhau một con đường
           nhỏ (trước mang tên PasTeur, nay là đường Võ Thị Sáu) mà lại bị cấm đi
           vì ở gần khu quân sự. Biết bao nhiêu chàng “thi sĩ học trò” đã gửi lòng
           mình qua những sáng tác thơ văn đầy lãng mạn cho một bóng hồng nào
           đó thoáng hiện qua chiếc cầu thang bên kia ngôi trường “kín cổng cao
           tường”. Những mối tình thơ câm lặng đó rồi cũng như một con sóng nhỏ
           trên mặt trường giang, sẽ phai dần đi để trở thành kỷ niệm khi chúng ta
           bước xuống cuộc đời. Nhưng, mùa Xuân và bến Ninh Kiều đã khơi một
           dòng chảy cho nước về nguồn, cho bao nhiêu câu chuyện tình học trò cứ
           tưởng mong manh như sương khói mà lại bền bĩ với thời gian.
              Hạnh phúc nhất với tuổi học trò chúng tôi thời đó là những buổi sáng
           giáp Tết, cũng ôm cặp sách tới trường, nhưng không vào lớp, mà điểm
















           Ảnh Trần Như Tất Đạt

                                          72
   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74