Page 89 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 89

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH
              Xóm Chài - một phần máu thịt của đất Cần Thơ - nơi tôi đã gởi lại bao
           ước mơ của thời học trò thơ mộng. Ngày đó, bến Ninh Kiều thưa vắng
           hơn bây giờ. Dưới mé sông, những con đò còn neo bến. Bước xuống bậc
           tam cấp lót đá, chúng ta sẽ được cô lái đò đưa vượt  dòng sông, bỏ lại sau
           lưng cái ồn ào, náo nhiệt của phố chợ. Nhớ lần cùng nhà thơ Kiên Giang
           đi trên con đò chèo qua xóm lưới, anh đã viết mấy dòng thơ :
              “Xóm Chài ửng nét duyên thôn nữ
              Gió thổi lồng bay áo túi hồng
              Cô lái đò ngang cười chúm chím
              Thầm trêu hàn sĩ lúc sang sông”.

              Bồi hồi làm sao những buổi sớm qua đò. Tâm hồn cậu học trò trung
           học thường mơ uớc những chuyến đi xa, muốn sống “giang hồ” giữa trời
           cao đất rộng. Tôi thích buổi sáng ngồi uống một ly cà phê đen một mình
           trên bến nhìn người qua lại dòng sông. Bến Ninh Kiều - ngoài là cửa ngõ
           qua Xóm Chài, còn là đầu mối giao lưu của các vùng quê nằm rải rác bên
           dòng sông Hậu. Những cái tên Bùng Binh, Bến Bạ, Mái Dầm, Cái Côn,
           An Lạc thôn. hồi đó với tôi vừa xa lạ vừa quen thuộc. Bởi vì trước hết,
           miệt Xóm Chài nhắc tôi nhớ lại cù lao Rồng nằm bên kia sông Tiền, cũng
           cách thành phố Mỹ Tho một chuyến đò ngang. Tôi đã từng có những
           năm tháng thơ thẩn ở cầu tàu, đi dưới hàng me mát rượi dọc đại lộ Hùng
           Vương, từng ngóng đợi người thân tại bến đò Rạch Miễu. Bên kia - rất
           xa- đằng sau cù lao Rồng ấy là quê tôi, nơi đang chìm trong lửa đạn chiến
           tranh. Khác xa với Bến Tre, trong những năm 60 thế kỷ trước, Cần Thơ





















           Vàm sông Cần thơ (Ảnh Trần Như Tất Đạt)
                                          92
   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94