Page 90 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 90
LÊ TRÚC KHANH 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
thật yên bình và Xóm Chài mang cái duyên ngầm của một nàng thôn nữ.
Tôi làm quen với Xóm Chài vì ở đó có những người bạn học làm văn
nghệ: Huyền Vân Thanh, Trân Khanh, Vũ Phan Trần (Ưu Thức, Đặng
Thư Cưu)... Tới Xóm Chài khi trời mới sáng và rời Xóm Chài đôi lúc bên
kia thành phố Cần Thơ đã rực ánh đèn đêm; tôi có rất nhiều thời gian để
gắn bó và làm quen với vùng đất dễ thương nầy. Hồi đó, đời sống người
dân còn thấp, đa số theo nghề chài lưới (ngay cái tên Xóm Chài đã là lời
giới thiệu). Chỉ cách một dòng sông, nhưng hai lối sống thành phố - nông
thôn hoàn toàn tách biệt. Ở đây là những ánh đèn dầu lù mù đom đóm,
những cánh đồng lúa, những con đường mùa mưa lầy lội… Nhưng, thật
hiền lành biết bao - Xóm Chài - quê- hương - thơ - ấu của riêng tôi!
Năm 1987, tôi có dịp trở lại Xóm Chài trong chiến dịch “Ánh sáng văn
hóa” xóa mù chữ cho đồng bào nông thôn. Nhiều đêm mưa phải băng
đồng, lội ruộng đến từng nhà dân nơi có điểm dạy học viên, kỷ niệm lại
chợt ùa về trong lòng tôi như những ngày “gió thổi sân trường”. Nghe
giọng ru con buồn buồn vang lên từ một ngôi nhà có ánh đèn leo lét,
nghe tiếng ếch nhái kêu vang… tôi nhớ biết bao đến bạn bè người còn
kẻ mất, nhớ lại những buổi sáng qua đò, ngỡ như mình đang lặn ngụp
trên dòng sông từ bên nầy nhìn về Cần Thơ chập chờn sương khói. Nhắc
về Xóm Chài, tôi đang nói đến những thứ “đặc sản” của quê nhà, không
theo lối thông thường đây là vùng “gạo trắng nước trong”, “đất lành chim
đậu”… Bởi vì mãi mãi còn trong tôi hình ảnh Xóm Chài thân thương
quen thuộc nhưng cũng thật bình dị, đơn sơ. Vào thập niên cuối thế kỷ
XX, nghe tin chánh quyền dự định bắc một cây cầu để nối liền Xóm Chài
với thành phố. Cũng có lúc nghe dự định thay đổi bằng một chuyến phà.
Với cảm nhận chủ quan - có một chút cố chấp - riêng tôi, đây không
là điều quan trọng. Khác với Huy Cận “không cầu gợi chút niềm thân
mật”; cần chi “chiếc cầu thân mật”, dù cách một dòng sông, tôi vẫn mãi
yêu vùng quê hương ruột rà thân thiết ấy.
Nhưng với sự tăng tốc trong quá trình phát triển đô thị, Xóm Chài
không thể mãi mãi là một vùng quê để được xem là “người đẹp ngủ
trong rừng” khi thành phố Cần Thơ vươn vai để trở thành trung tâm của
vùng Đồng bằng sông Cửu. Đầu thế kỷ 21, cầu Quang Trung đã nối liền
vùng đất Xóm Chài với nội thị. Lại thêm một bến phà ở khu vực phường
Tân An kiên trì đưa rước khách vãng lai bất kể tháng nắng ngày mưa.
Xóm Chài không còn bị cô lập với ruộng đồng, với ánh đèn dầu, với con
đường quê lầy lội… mà từng ngày thay da đổi thịt. Khu dân cư, bệnh
93