Page 5 - TẠP CHÍ HỖ TRỢ TÍN DỤNG_SỐ 1
P. 5
PHẦN II: NHẬT KÝ HỖ TRỢ
Nhật ký hỗ trợ 1: Giải ngân lương bằng ngoại tệ
Công ty hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người nước ngoài, như vậy công ty
có thể vay ngoại tệ để trả lương cho người lao động là người nước ngoài hay không?
Theo theo quy định tại Điều 22, Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2013: “Trên
lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp
đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được
thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.”
Theo Thông tư 32/2013/TT-NHNN V/v Hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên
lãnh thổ Việt Nam ngày 26/12/2013 và văn bản sửa đổi bổ sung số 16/2015/TT-NHNN ngày 19/10/2015,
Điều 4 Các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, Khoản 14 quy định “Người cư
trú, người không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng lao
động bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt cho người không cư trú và người cư trú là người nước
ngoài làm việc cho chính tổ chức đó”.
Nếu khách hàng đáp ứng các quy định về cho vay ngoại tệ hiện hành của NHCT, khách hàng và người
lao động là người nước ngoài có thỏa thuận trả lương bằng ngoại tệ thì có thể cho khách hàng vay bằng
ngoại tệ để thanh toán lương bằng ngoại tệ cho người lao động nước ngoài đó.
Nhật ký hỗ trợ 2: Thế chấp quyền sử dụng đất thông qua người đại diện theo ủy quyền
Ông A là người đứng tên trên GCN QSDĐ. Ông A có thể ủy quyền cho bà B thế chấp tài sản là QSDĐ
tại NHCT và thực hiện các thủ tục thế chấp để đảm bảo cho khoản vay của bà B tại NHCT được không?
Theo Bộ luật dân sự 2015, Điều 138 Đại diện theo ủy quyền, Khoản 1: Cá nhân, pháp nhân có thể ủy
quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Theo văn bản số 1414/2018/QĐ-TGĐ-NHCT35 V/v Quy định cụ thể chính sách bảo đảm tín dụng ngày
15/10/2018:
Điều 7 Nguyên tắc thực hiện bảo đảm tín dụng, Khoản 7.7: NHCT hạn chế xác lập giao dịch bảo đảm
trong trường hợp chủ sở hữu tài sản ủy quyền cho bên thứ 3 được toàn quyền định đoạt tài sản (chuyển
nhượng, tặng, cho, cầm cố/thế chấp…) và/hoặc thực hiện toàn bộ các thủ tục liên quan đến giao dịch
với NHCT, trừ trường hợp xác lập GDBĐ với đại diện của các đồng sở hữu trên cơ sở các đồng sở
hữu ủy quyền cho một người đại diện xác lập GDBĐ.
Điều 18 Hợp đồng bảo đảm, Khoản 18.4 Thẩm quyền ký HĐBĐ, Tiết 18.4.3: Trường hợp người ký kết
HĐBĐ là người đại diện theo ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền phù hợp với quy định của pháp
luật, trong đó xác định rõ phạm vi và thời hạn ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải được công chứng theo
quy định của pháp luật đối với TSBĐ là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của CN, hộ gia đình.
Theo văn bản số 8118/TGĐ-NHCT35 V/v Quy định giá trị định giá TSBĐ tối đa, mức cấp tín dụng tối
đa so với giá tri định giá TSBĐ ngày 15/10/2018, Phụ lục 01 Quy định giá trị định giá TSBĐ tối đa, 2
Quyền sử dụng đất, 2.2 Các loại quyền sử dụng đất khác (không phải đất thuê) quy định: Đối với TSBĐ
là QSDĐ nông nghiệp và chi nhánh xác lập GDBĐ với bên thứ 3 được ủy quyền mà không phải là một
trong các đồng sử dụng đất, Chi nhánh chỉ được định giá QSDĐ theo Bảng giá đất.
Như vậy, theo quy định của pháp luật và của NHCT Việt Nam, thì ông A có thể ủy quyền cho bà B thế
chấp tài sản tại NHCT với điều kiện đánh giá và kiểm soát được rủi ro, đồng thời tuân thủ các quy định
của pháp luật và của NHCT Việt Nam về ủy quyền.