Page 13 - Sac Huong Que Nha
P. 13
Saéc Höông Queâ Nhaø
LỜI GIỚI THIỆU
(Nhà văn SƠN TÙNG
Virginia, ngày 6- 1- 2014)
Sắc Hương Quê Nhà là một cuốn sách rất lý thú viết về tỉnh Bình Định, một miền đất với nhiều nét đặc
thù – về lịch sử, địa lý, con người và sinh họat.
Ngay từ cái nhan đề sách, Nhà văn Đào Đức Chương đã cho người đọc biết đây là quê hương của ông, và
ông đã yêu tỉnh nhà như một bông hoa quý có cả sắc lẫn hương.
Quả thật, với cuốn sách được áp dụng chặt chẽ những quy tắc của thể loại biên khảo, tác giả đã sử dụng
một bút pháp thiết tha tình cảm để viết về quê nhà của mình, một phần đất không hổ danh “địa linh nhân kiệt” trên
giang sơn Việt Nam.
Có thể khẳng định đây là cuốn sách đầy đủ nhất, phong phú nhất, chi tiết nhất được viết từ trước đến nay
về tỉnh Bình Định, quê hương của Tam Kiệt Tây Sơn.
Xưa nay, phần đông người Việt Nam nghe nói tới Bình Định (hay còn được gọi là Qui Nhơn) thì chỉ biết
đó là nơi dấy nghiệp của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, người đã thống lãnh đại quân nước Việt với chiến thuật
thần tốc và vũ bão, đánh tan hai muơi vạn quân xâm lược Nhà Thanh tại thành Thăng Long chỉ trong mấy ngày
Tết, cách đây hơn 200 năm (1789 Tây lịch, hay Kỷ Dậu theo Âm lịch).
Chiến tích lẫy lừng ấy của Vua Quang Trung, trong Sắc Hương Quê Nhà chỉ được ghi lại nơi phần viết về
“Lễ Hội Ngày Xuân,” nhưng thật đầy đủ sử liệu mà đọc không chán. Cũng với bút pháp như vậy, tác giả đã viết
về “Trường Thi Bình Định”, “Võ Học Bình Định”, “Giọng Bình Định”, “Chuyện Làng Văn”, “Chuyện Làng Võ”,
“Đầm Thị Nại”, “Nhà Lá Mái”, “Thành Bình Định”, và “Con Gái Bình Định.”
Riêng các “Lễ Hội Ngày Xuân” đã có tới sáu cái khác nhau với những đặc điểm riêng được diễn tả tỉ mỉ,
sống động: “Những ngày cuối năm, 23 và 28 tháng chạp người ta rủ nhau mua sắm ở phiên chợ Tết Gò Chàm.
Sáng ngày mồng 1 và mồng 2 đầu năm, dân chúng có lệ xuất hành, gặp nhau ở hội Tết Chợ Gò. Rồi mồng 5 Tết,
hẹn nhau về thị trấn Phú Phong, dự Lễ hội Đống Đa. Sau ngày khai hạ, tại thành Bình Định, mở Hội Hát Xuân
kéo dài hai ngày hai đêm. Đến mồng mười tháng giêng là Lễ hội Cầu Ngư. Và ngay cả đồng bào Thượng cũng
đóng góp mừng xuân với Lễ hội Đâm Trâu được tổ chức hàng năm tại các buôn làng huyện Vĩnh Thạnh.”
Ñaøo Ñöùc Chöông 13