Page 14 - Sac Huong Que Nha
P. 14
Saéc Höông Queâ Nhaø
Về “Trường Thi Bình Định” cũng làm người đọc ngạc nhiên vì ít ai biết Bình Định đã có một thời là
Trường thi do Vua Tự Đức thứ 3 thành lập năm 1850 dành cho thí sinh các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa…đào tạo ra nhiều nhân tài, sĩ phu cho đất nước được tác giả ghi lại đầy đủ cùng với những thể lệ và
thủ tục Trường thi đã đi vào lịch sử.
Về “Võ Học Bình Định” thì chắc nhiều người đã biết hay nghe nói tới nhưng ít ai hiểu rõ về mọi khía cạnh
liên quan đến môn võ nổi danh này như đã được tác giả viết ra thật tường tận.
Đến lối phát âm đặc biệt của người dân địa phương cũng được tác giả phân tích, nghiên cứu và ghi lại tỉ
mỉ trong chương “Giọng Bình Định” với các đặc điểm về thổ ngữ, thổ âm, lối nói, nguồn gốc giọng nói và tầm
ảnh hưởng rất cần thiết cho những người muốn tìm hiểu về ngôn ngữ Việt Nam.
Bình Định là miền đất “địa linh nhân kiệt” với nhiều câu chuyện truyền tụng trong dân gian được tác giả
sưu tầm viết lại rất phong phú như “Chuyện Làng Văn” (trong đó có chuyện được gọi là “Bình Định song cuồng”
của hai danh sĩ Phạm Trường Phát và Nguyễn Bá Huân đọc thật thú vị, chuyện Chúa Nguyễn Phúc Nguyên và
Đào Duy Từ, chuyện Chúa Trịnh Tráng và Đào Duy Từ, chuyện Câu đối mừng Tiến sĩ Hồ Sĩ Tạo, vân vân).
Sang “Chuyện Làng Võ,” tác giả đã có công sưu tầm và thuật lại nhiều chuyện ít người biết vì: “Không
phải tất cả dân Bình Định đều có võ. Lại nữa, những người càng giỏi võ lại càng nhũn nhặn, khiêm tốn và kín
đáo,” như nhận xét của tác giả, không giống bề ngoài bình thường dưới mắt mọi người. “Ai có dịp ghé ngang
những làng mạc ở Bình Định, không khỏi thất vọng vì tiếng đồn là ‘Miền Đất Võ’ mà chẳng thấy một dấu vết gì
võ nghệ cả.”
Những chuyện khác liên quan đến địa hình, địa vật, nhân văn Bình Định, có lẽ nhiều người đã nghe qua,
được tác giả khảo cứu, sắp xếp trình bày một cách mạch lạc, trong sáng.
Về “Đầm Thị Nại,” mấy ai đã biết về lịch sử, địa lý, quân sự, kinh tế, phong thủy… của nó, ngoài hai câu
ca dao:
Bình Định có Hòn Vọng Phu,
Có Đầm Thị Nại, có Cù lao Xanh.
“Thành Bình Định” cũng được tác giả ghi chép đầy đủ về lịch sử, địa thế phong thủy, sơ đồ kiến trúc, các
sự việc và nhân sự gắn liền với từng giai đoạn hưng vong của nó, cho đến nay “không còn để lại dấu vết gì, dù là
gạch vụn, về một thành trì cấp quốc gia và to lớn nhất tỉnh, đã một thời vang bóng.”
Ñaøo Ñöùc Chöông 14