Page 15 - Sac Huong Que Nha
P. 15

Saéc Höông Queâ Nhaø





               “Nhà Lá Mái” là một chương độc đáo ít ai biết như tác giả đã viết trong những hàng mở đầu: “Lục tìm
        trong các tự điển Việt Nam xưa và nay không thấy từ ngữ ‘nhà lá mái’…” Và phần kết luận: “Ngày nay hình ảnh
        nhà lá mái vẫn còn trong ký ức người Bình Định từ lớp tuổi tứ tuần trở lên, lớp trẻ hầu như không biết đến.”




               Tới chương cuối cùng, “Con Gái Bình Định,” thì có lẽ ít ai không biết câu ca dao:




                              Ai về Bình Định mà coi,
                              Con gái Bình Định múa roi đi quyền.




               Nhưng, phải đọc Sắc Hương Quê Nhà người ta mới biết những chuyện thú vị về con gái Bình Định như
        giết cọp để cứu mẹ, đấu võ kén chồng, đuổi cướp, bảo vệ tài sản, thế võ phòng thân, và “Nữ Kiệt Đệ Nhất Kiếm”
        Bùi Thị Xuân.



               Tóm lại, đọc Sắc Hương Quê Nhà, người ta đã thích thú khám phá những nét đặc thù của Bình Định mà
        trước đây không hề được biết, hay biết một cách mơ hồ, thiếu sót.




               Sắc Hương Quê Nhà là một công trình biên khảo cần nhiều thời gian và tâm trí. Thật vậy, đây là tập hợp
        của nhiều bài viết về Bình Định đã được đăng trên một số tạp chí văn học ở hải ngoại trong suốt gần hai mươi năm
        qua và đã được tác giả sửa đổi, bổ chính nhiều lần trước khi được in thành sách cùng với nhiều hình ảnh minh họa
        quý hiếm.




               Đây là một đóng góp quan trọng vào kho tàng văn học Việt Nam đang ở vào thời điểm suy thoái, cả ở trong
        nước và ở hải ngoại.



               Hiện nay, người đọc ngày càng ít và người viết biên khảo càng hiếm, nhất là viết một cách có trách nhiệm,
        lương tâm, và cẩn trọng. Đó là những đức tính của nhà văn kiêm nhà giáo Đào Đức Chương khi cầm bút. Từ
        nhiều năm nay, ông đã kiên trì đi trên một con đường không có nhiều người đồng hành, không hề dừng chân vì
        mỏi mệt hay chán nản. Ông đã âm thầm làm việc và cho ấn hành một loạt hàng chục tác phẩm, trong đó có cuốn
        Sắc Hương Quê Nhà.




               Người được hân hạnh viết những dòng này thực ra không phải để giới thiệu, mà với lòng khiêm tốn chân
        thành, xin cảm phục sự đóng góp của Nhà văn Đào Đức Chương cho văn học, văn hóa Việt Nam, mà các thế hệ
        mai sau sẽ phải biết ơn ông. Vì họ có được những chứng liệu đáng tin cậy để tìm về một thời đã qua của dân tộc
        và đất nước mình.


            Ñaøo Ñöùc Chöông                                                                                  15
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20