Page 40 - Sac Huong Que Nha
P. 40

Saéc Höông Queâ Nhaø


        nghệ thuật ca múa độc đáo của dân chài. Một bộ môn dân ca nghi lễ vừa đậm màu sắc dân gian, vừa thể hiện trình
        độ cao của nghệ thuật hát tuồng.




               VI   -  LỄ HỘI ĐÂM TRÂU



               Thế đất ở Bình Định dốc đứng và chia làm ba miền rõ rệt. Vùng núi cao ở phía Tây là dãy rìa Trường Sơn,
        chiếm hơn 2/3 diện tích trong tỉnh, gồm các huyện An Lão (phía Bắc) Vĩnh Thạnh, Tây Sơn và Vân Canh (phía
        Nam). Vùng trung du ở giữa, là một dải đất chạy dài theo hướng Bắc Nam. Miền này có nhiều núi thấp xen kẽ
        theo đường Đông Tây tạo thành những thung lũng hẹp. Sau cùng là miền duyên hải ở phía Đông, gồm những cánh
        đồng màu mỡ đan xen với đồi trọc, như xâu chuỗi viền biển Đông.

               Bởi địa hình phức tạp tác động mạnh vào cuộc sống của cư dân, nên mỗi miền có nét sinh hoạt khác nhau,
        thể hiện qua các lễ hội cũng khác nhau. Nếu các làng chài dọc theo bờ biển có Lễ hội Cầu Ngư với màn hát bả
        trạo truyền thống, mang màu sắc nghề nghiệp; thì ở miền đồng bằng có hội Hát Xuân, phô diễn nét nghệ thuật độc
        đáo của tỉnh nhà; ở miền trung du có Lễ hội Đống Đa, phát huy lòng tự hào dân tộc; và ở miền núi có Lễ hội Đâm
        Trâu của người Thượng, biểu lộ lòng dũng cảm và nét man dại của rừng xanh.

               Theo tài liệu thống kê và nhân chủng, đồng bào Ba Na (Bahnar, Bania) hiện nay có 136.859 người ở rải
        từ Kon Tum, Pleiku, An Túc và phía Tây hai tỉnh Bình Định, Phú Yên. Dân tộc thiểu số Ba Na có bảy chi nhánh
        nhưng chỉ có ba nhánh: Alakông, Tơ Lô và Bơ Nơm (B. Mơ Nam) là tập trung ở dọc biên giới phía Tây tỉnh Bình
        Định và đông đảo ở huyện Vĩnh Thạnh (xem ghi chú số 2).




                       1    -  Lập giàn tế:

                       Hằng năm, từ tháng chạp đến tháng 3 âm lịch, dân tộc Bana theo thuyền thống mở lễ hội tạ ơn
        Giàng (Yang) là đấng thần linh tối cao của họ. Người Bana gọi lễ ấy là Koh Kpô hay Groong Kpô Tonơi, tiếng
        Việt gọi là Lễ hội Đâm Trâu.

                       Theo Đặc San Văn Hoá Bình Định (Qui Nhơn, 1992) và Việt Nam Hình Ảnh Cộng Đồng 54 Dân
        Tộc (Hà Nội, nxb Văn Hóa Dân Tộc, 1997), cùng tham khảo các tài liệu khác; Già làng chọn bãi đất rộng, bằng
        phẳng thuộc địa phận buôn làng mình để tổ chức lễ hội. Chuẩn bị cho việc hành lễ, người ta dựng giàn tế (Gưng)
        là một quần thể gồm: Một cây tre cao, thẳng, còn nguyên ngọn, gốc được chôn vững vàng gọi là nêu, sát bên cây
        nêu là một cột lớn rắn chắc bằng cây Xmuôn hay cây Plang, cũng được chôn chặt để đỡ cây nêu và dùng vào việc
        buộc trâu; nhưng nếu chọn được cây săn thẳng, đủ vững chắc để làm nêu thì không cần trụ buộc trâu nữa. Và
        quanh cây nêu còn trồng 4 hay 8 trụ gỗ tròn, cao độ 3 mét, đường kính khoảng 15 cm. Các trụ gỗ này, được bố
        trí theo hình hoa thị đối xứng từng cặp và trang trí thành những vòng khuyên sơn màu đen, trắng, xanh, đỏ xen
        kẽ nhau. Ở đầu các trụ gỗ có các thanh ngang buộc nối hai trụ lại với nhau, cấu kết theo thế liên hoàn vững chắc.
        Dọc theo thân cây nêu có các dây buông dài, tết bằng lạt tre buộc những tấm nan hình tam giác và các ống tiêu
        gió bằng cây lồ ô đu đưa vi vu trước gió. Trên cùng cây nêu có treo túi thiêng, tiếp theo là cánh phướn đan bằng
        lạt giang, biểu tượng cho chim đại bàng (kring), hình ảnh của sức mạnh và trí tuệ.




                              2    -  Lễ hiến tế:


            Ñaøo Ñöùc Chöông                                                                                  40
   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45