Page 44 - Sac Huong Que Nha
P. 44
Saéc Höông Queâ Nhaø
Lộc Lễ, tổng Thời Tú, huyện Tuy Phước, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định. Năm 1946, họp xã lần đầu, Lộc Lễ thuộc
xã Đức Thịnh, huyện Tuy Phước. Năm 1948, họp xã lần thứ hai, Lộc Lễ thuộc xã Phước Hiệp, huyện (quận) Tuy
Phước cho đến nay.
[7] Trường Thuế tức là trường thu thuế (nơi đây ngày xưa có trường này), thuộc thôn Hữu Thành, trong
thôn còn có chợ Trường Thuế và cách thị tứ Gò Bồi chừng 1 cây số rưỡi. Hồi năm 1839, Hữu Thành thuộc tổng
Thời Tú, huyện Tuy Phước, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định. Trước năm 1945, Hữu Thành thuộc tổng Quảng Ng-
hiệp, phủ Tuy Phước. Năm 1946, họp xã lần đầu, Hữu Thành thuộc xã Tài Lợi, huyện Tuy Phước. Năm 1948, họp
xã lần thứ hai, Hữu Thành thuộc xã Phước Hòa, huyện (từ 1955- 1975 gọi là quận) Tuy Phước cho đến nay. Đất
Trường Thuế nổi tiếng về nghề làm ngói. Sau năm 1945, nơi đây có thêm nghề nấu rượu ngon. Người ta thường
nói “lợp ngói Trường Thuế, uống rượu Trường Thuế” chứng tỏ biết chọn dùng những sản phẩm hảo hạng. Nhờ
vậy, Trường Thuế tuy không phải là thôn nhưng vẫn trở thành một địa danh quen thuộc hơn cả tên Hữu Thành.
[8] Ngã tư Phủ Mới: Trung tâm thị trấn Tuy Phước, nơi Quốc lộ 1 gặp Liên tỉnh lộ 6 (nay là Tỉnh lộ 638),
nối thị tứ Gò Bồi, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định với Chí Thạnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
[9] Ngã ba Chợ Dinh: còn gọi là Phủ Cũ, chợ nằm tại ngã ba Quốc lộ 1 cũ và đoạn nối với Quốc lộ 1 mới.
Nơi đây, trước thuộc địa phận xã Phước Hậu, huyện Tuy Phước, từ 30- 9- 1970 (Sắc lệnh số 113- SL/ NV của Thủ
Tướng Chính Phủ VNCH) thuộc thị xã Qui Nhơn.
[10] Phạm Văn Sơn; Việt Sử Tân Biên, quyển 3 (Sài Gòn, tác giả xuất bản, 1959); trang 431.
[11] Một tài liệu tải trên Google, cho rằng khi Nguyễn Huệ đánh quân Thanh năm 1789, Vũ Văn Dũng
chính là Đô đốc “Hám Hổ hầu” đốc xuất hậu quân, làm đốc chiến. Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, trang 372;
Hoa Bằng, Quang Trung Nguyễn Huệ, trang 189, đều chép là “Hô Hổ hầu” (嘑 虎 侯)và không rõ tên họ, chỉ
biết vị này làm đến đô đốc. Hoa Bằng, sđd, trang 189, còn chép thêm: “Hô Hổ hầu, làm đến Đô đốc. Sau này, Hầu
có đóng vai trung gian đưa thư của vua Quang Trung cho Thang Hùng Nghiệp (Tang Xiong Ye) nhà Thanh, rồi
lại nhận thư của Nghiệp về việc bang giao mà chuyển đạt ý Nghiệp lên vua Quang Trung. Bức thư của Nghiệp đề
ngày 18 tháng giêng năm Kiền Long 54 (1789) chính là gửi thư cho Hô Hổ hầu này.”
[12] Hội Ái Hữu Bình Định Bắc Cali, Đặc San Bình Định Bắc California 2001, trang 211 - 212, và trang
221.
[13] Việt Nam Sử Lược, trang 380, chép là: “Nguyễn Thiệp” có kèm theo chữ Nho “阮 浹” (phiên âm
đúng là “Nguyễn Tiếp”); Việt Sử Khảo Luận, Cuốn 2, trang 870, cũng chép “Nguyễn Thiệp.”
Các tài liệu khác đều chép là “Nguyễn Thiếp” gồm có: Đại Nam Nhất Thống Chí, bản dịch, Tập 2, trang
209; Việt Sử Tân Biên, Quyển III, trang 462; Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Tự Điển, Quyển II, trang 863; Từ
Điển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam, trang 650.
[14] Kiên Mỹ: Hồi năm 1815 là ấp Kiên Mỹ Khách Hộ, thuộc Thời Hòa, huyện Tuy Viễn, phủ Qui Nhơn,
trấn Bình Định. Hồi năm 1839 là thôn Kiên Mỹ, tổng Thời Hòa, huyện Tuy Viễn, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Năm 1955 là ấp Kiên Mỹ, xã Bình Thành, quận Bình Khê; nay Kiên Mỹ thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn.
[15] Cầu Gành: Cây cầu bắc qua một chi nhánh của Nam phái sông Côn, phân ranh hai huyện An Nhơn
và Tuy Phước. Đầu cầu phía Nam, thuộc thôn Phú Mỹ, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước có ngã ba nối Quốc lộ 1
và Pleiku bằng Quốc lộ 19 đi ngang qua thị trấn Phú Phong, huyện Bình Khê.
[16] Ngày 11- 7- 1994, Nghị định số 66-CP của Chính phủ: Thành lập thị trấn Diêu Trì trên cơ
sở diện tích và dân số của xã Phước Long. Thị trấn mới này có diện tích tự nhiên 538 hécta, dân số 10.578 (theo
Ñaøo Ñöùc Chöông 44