Page 41 - Sac Huong Que Nha
P. 41
Saéc Höông Queâ Nhaø
Lễ hội Đâm Trâu được tổ chức trong 3 ngày, hai ngày đầu tại Giàn tế (Gưng), ngày cuối ở sân Nhà
làng (nhà Rông). Ngày thứ nhất, người ta dắt một con trâu to béo đầy sức lực đến giàn tế, nối cổ trâu vào Cột tế
(Plang Kpô) bằng một dây thừng bện thật chắc, dài độ 2 mét. Dân trong buôn và người xem đứng bao quanh giàn
tế thành một vòng tròn rộng.
Giờ hành lễ bắt đầu, dàn cồng rộn rã nổi lên chen lẫn âm thanh của bộ chiêng rền vang, kết hợp
với bộ trống lớn (Bnưng) dồn dập, dậy lên bản giao hưởng hùng tráng như tiếng gọi từ hồn thiêng ngày hội. Các
thanh niên thanh nữ xếp hàng dọc, tay cầm gậy múa Kơ- tếch (điệu múa dành riêng cho lễ hội Đâm Trâu), đi
vòng quanh giàn tế theo chiều ngược kim đồng hồ. Vị tù trưởng đứng vai chủ tế dẫn đầu các vị bô lão (chừng 5,
6 người), mặc lễ phục sặc sỡ từ từ tiến đến giàn tế, quì rạp khấn vái thần Giàng (Yang). Tiếp theo bài khấn là lễ
Hiến tế, một bô lão khoẻ mạnh nhất trong ban tế lễ, tay cầm giáo tay cầm khiên bước ra khỏi hàng, lựa thế đâm
một nhát vào con vật tế thần. Tuy bị thương nhưng trâu vẫn còn sức mạnh, cố bứt dây chạy thoát nhưng không
được, đành chạy vòng quanh giàn tế. Mọi người trong buôn đồng loạt hú lên rung chuyển cả núi rừng và đi quanh
giàn tế đánh cồng, múa hát đến chiều tối mới mãn.
H 9: Lễ Hội Đâm Trâu của người Ba Na.
Ảnh từ “Việt Nam Hình Ảnh Cộng Đồng 54 Dân Tộc”
Ñaøo Ñöùc Chöông 41