Page 43 - Sac Huong Que Nha
P. 43
Saéc Höông Queâ Nhaø
GHI CHÚ
[1] Thị tứ An Thái, nay thuộc thôn Mỹ Thạnh, xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
[2] Vĩnh Thạnh là huyện miền núi ở phía Tây Tây Bắc tỉnh Bình Định. Địa giới của huyện: Bắc giáp huyện
An Lão, Nam giáp huyện Tây Sơn, Đông giáp huyện Hoài Ân và Phù Cát, Tây giáp huyện An Khê. Quá trình hình
thành huyện Vĩnh Thạnh như sau:
- Năm 1917, lập địa bạ huyện Bình Khê, tổng Vĩnh Thạnh có 4 thôn là Vĩnh Thạnh, Vĩnh Khang, Quang
Thuận, Thạnh Quang.
- Năm 1949, Nghị định số 904 MN/NĐ của UBKCHC miền Nam Trung Bộ ký ngày 15- 6- 1949, giải tán
huyện Kim Sơn, nhập 3 xã vào Vĩnh Thạnh và nâng lên thành huyện, gồm 11 xã người Thượng là Vĩnh An, Vĩnh
Bình, Vĩnh Châu, Vĩnh Hảo, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hưng, Vĩnh Kim, Vĩnh Lâm, Vĩnh Nghĩa, Vĩnh Tường.
- Năm 1955, Vĩnh Thạnh cải biến thành nha.
- Năm 1958, Nghị định số 231- BNV/HC/NĐ của Bộ trưởng Nội vụ VNCH ký ngày 22- 5- 1958, lập thành
quận Vĩnh Thạnh gồm12 xã vì có thêm xã Vĩnh Quang (người Kinh) nguyên là xã Bình Quang của quận Bình
Khê.
- Năm 1965, chiến tranh lan tràn, Nghị định số 550- NV của Thủ Tướng VNCH ký ngày 6- 4- 1965 cải
biến quận Vĩnh Thạnh trở lại nha và thuộc quận Bình Khê.
- Năm 1981, Quyết định số 41- HĐBT ký ngày 24- 8- 1981, tách Vĩnh Thạnh từ huyện Tây Sơn (Bình Khẽ
cũ), lập thành huyện Vĩnh Thạnh gồm 6 xã là: Vĩnh Hảo (có huyện lỵ), Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hòa, Vĩnh Kim, Vĩnh
Quang, Vĩnh Sơn.
- Năm 1986, Quyết định số 137- HĐBT ký ngày 7- 11- 1986, chia lại ranh giới các xã trong huyện để có
thêm xã Vĩnh Thịnh.
- Theo thống kê năm 1999, huyện Vĩnh Thạnh có 7 xã với diện tích 700 km² 79 và 25.671 người.
[3] Tiếng địa phương, chỉ chung cho một quần thể cây cảnh được trưng bày ở một nơi nào đó.
[4] Trần Đình Thái; Ai Có Về Qui Nhơn (Sài Gòn, Tủ sách đẹp Quê Hương xuất bản, 1973); trích bài Vè
Bán Pháo, trang 33 và 34.
[5] Chợ Huyện là chợ tại huyện lỵ, ngày xưa huyện Tuy Phước đặt tại thôn Hanh Quang (nay là thôn
Quang Tín, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước), nên chợ này dân chúng từ xưa quen gọi là Chợ Huyện. Nơi đây, có
quán nem ông Bảy Ù, rất ngon cả nem nướng lẫn nem chua, tiếng đồn “Nem Chợ Huyện” lan rộng các tỉnh Miền
Nam Trung Việt.
[6] Lộc Lễ, địa phương quen gọi là Lục Lễ. Đời Gia Long, hồi năm 1815, là ấp Lộc Lễ Khách Hộ, thuộc
(sau là tổng) Thời Tú, huyện Tuy Viễn, phủ Qui Nhơn, trấn Bình Định. Đời Minh Mạng, hồi năm 1839, là thôn
Ñaøo Ñöùc Chöông 43