Page 98 - Chuyến đi biền biệt
P. 98

Chuyến Đi Biền Biệt                                                Nguyễn Hồng Dũng


          có các cung nữ yên lặng cung kính theo dõi; vua sanh
          lòng ghen tức nên rút gươm gằn giọng: -“nhà ngươi là ai
          mà dám dụ dỗ cung phi của ta?” Vị đạo sĩ từ tốn trả lời:
          -“ta chỉ là một sa môn bình thường, nói những điều hợp
          lẽ tự nhiên nên các vị ấy lắng nghe thôi”. Vua hỏi lại rằng
          “-Như  vậy  ngươi  đã  thực  hành  ngũ  uẩn  giai  không
          chưa?” –Chưa! Vua hỏi tiếp :- Đã ly dục chưa?-Chưa!
          nhà vua quát lớn, -“vậy ngươi tu cái gì ở đây?”  Vị đạo
          sĩ từ tốn đáp: “tôi tu hạnh nhẫn nhục!” Nhà vua nói: -
          “Được, để ta cắt tai, cắt mũi ông còn nhẫn nhục được
          chăng? thế rồi vua làm thiệt và hỏi ông có giận không?
          Đạo sĩ đáp: “-Không!”, nhà vua tiếp tục gây tội cho đến
          khi cắt lìa tay chân mà vị đạo sĩ vẫn không hờn oán. Khi
          bị hành hình như vậy thì sấm sét ùn ùn kéo đến làm cho
          núi rừng vang động kinh hoàng, nhà vua sợ hãi đến xanh
          mặt và quỳ xuống sám hối, tức thời vi đạo sĩ  lành lặn
          như xưa.

              Câu chuyện nói lên hạnh nhẫn nhục vô biên mà tiền
          thân đức Phật từng trải nghiệm, chư vị tổ sư cũng thường
          nhắc nhở đồ chúng hạnh nhẫn nhục đứng hàng quan yếu
          trong lục độ ba la mật, có gian nan thử thách mới thấy
          lòng  can  đảm  và  ý  chí  vượt  thắng  mọi  cám  dỗ  đời
          thường. Những năm còn quanh quẩn bên phương trượng
          đường,  Thầy  thường  dạy  chúng  con  những  điều  bình
          thường vì chính cái bình thường này mới là chơn tâm
          diệu dụng, “bình thường tâm thị tại” là ở chổ ấy.  Chân
          lý của thế nhân thường giấu trong cái bình thường, đơn
          điệu. Thầy đã dạy rằng, chúng ta hãy luôn cám ơn những
          ai đem nghịch cảnh cho mình, luôn mở lòng khoan dung
          lượng thứ đối với bất cứ ai dù họ xâm phạm hay xấu xa
          đến  mức độ nào, hãy buông bỏ mới có được niềm vui

                                                                  98
   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103