Page 97 - Chuyến đi biền biệt
P. 97

Chuyến Đi Biền Biệt                                                Nguyễn Hồng Dũng


             triền miên. Chỉ có sự mê mờ của u minh và cuồng vọng,
             ngoài ra nếu bầu trời vẫn trong xanh, ánh thái dương vẫn
             huy hoàng thì tuệ giác vẫn tự tại ung dung dù núi rừng
             luôn tịch liêu cô quạnh.

                 Thầy khuyên không nên nhập hai tỉnh làm một vì sự
             mâu thuẩn của thế nước, lòng dân. Nhưng giáo hội có đôi
             ba ngã rẽ thì chính Thầy muốn hàn gắn sự thống nhất
             trong tăng già.

                 Một tháng trước khi Thầy viên tịch, một cán bộ về
             hưu từng đặt câu hỏi với Thầy rằng,  ngày nay những gì
             mà nhà nước nhập một đã vở ra lại thành hai rồi, ý nói
             Nghĩa Bình một thời rồi hoàn lại thành Quảng Nghĩa,
             Bình Định; nhà nước sai lầm đã xin lỗi Ngài chưa? Thầy
             trả lời rằng, sự bình an trong nội tâm của ta phải lệ thuộc
             lời xin lỗi từ nhà nước hay sao? Gần hai mươi năm nay
             ta đã tha thứ cho những cái vô minh cấu kết với tham
             vọng cuồng si để lấy chùa, chiếm đất. Ta đã thong dong
             từ trong bốn bức tường ngục thất, chuyện gì phải mang
             những độc tố oán thù trong bước đường chu du hành đạo!
             Thật là một tấm lòng vị tha rộng lớn.

                 Bài giảng cho đại chúngTrong kinh Phạm Võng có
             chép một câu chuyện của vua Ca Lợi khi ông đi săn bắn
             giữa rừng, vì quá mệt nên nhà vua ngồi nghỉ dưới gốc
             cây, các cung phi mỹ nữ theo hầu vội tản mác đi tìm hoa
             trái, chưa bao lâu cả bọn cung nữ thấy một vị đạo sĩ ngồi
             trên tảng đá thuyết pháp cho hưu nai nghe. Vì hiếu kỳ
             các cung phi mỹ nữ xúm lại nghe giảng pháp. Vua Ca lợi
             tỉnh giấc thì thấy vắng lặng nên đi tìm kẻ hầu, vừa thấy
             trên tảng đá có vị đạo sĩ thuyết pháp mà chung quanh lại

                                                                     97
   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102