Page 93 - Chuyến đi biền biệt
P. 93
Chuyến Đi Biền Biệt Nguyễn Hồng Dũng
con”, đủ chứng minh hạnh xả hay đức tha thứ được kinh
sách chú trọng và ân cần dạy bảo cho đồ chúng. Những
ai thực hành trong lòng những sự vững vàng thanh tịnh,
không oán ghét, trách móc, chê bai hay lưu giữ những lỗi
lầm của kẻ khác, chắc chắn người ấy được bình an trong
cuộc sống, trong giấc ngủ và cũng sẽ bình an nếu được
Chúa gọi hay Phật dẫn về Tây phương lạc cảnh.
Trên pháp tòa có lần Hòa Thượng Thích Thanh
Từ giảng nghĩa rằng mình nên quán chiếu sự tương tục
của thân tứ đại bằng cách thức thế này, nếu có ai chữi
mình ngu như bò, như heo thì tự nhủ rằng, mình đã từng
uống sữa bò và ăn thịt heo nên hạt chủng tử bò heo luân
lưu trong huyết quản thực đúng quá rồi, cần gì phải tức
tối cãi lại và ôm mối hận xuống tuyền đài? Chỉ tại mình
cảm thấy hay chấp trước tự thân là cái nọ, cái kia nên
nhất định không tha thứ cho kẻ mạ lị, nói xấu hay làm ô
nhục thanh danh. Kết quả chính mình là kẻ đau khổ, buồn
chán và bức rức nhiều nhất. Nếu kiềm giữ tâm hồn vững
chải như cây tùng, cây bách thử hỏi gió nào lay động nỗi
lòng người? Dẫu ai cố ý hay vô tình làm gợn sóng hồn
mình thì hãy “delete” ngay lập tức những loại giặc phiền
não xâm nhập, chỉ là bọt bóng trên mặt đại dương, quên
đi ngay lập tức những diễn đạt vu vơ trong tâm trí để nó
không có cơ hội hoành hành trong tạng phủ tạo lòng hận
thù, si mê. Từ sự tha thứ đến xả bỏ là một phương trình
tiến hóa, có người tha thứ nhưng vẫn không xả bỏ chứng
tỏ lòng tha thứ chỉ mới là bước đầu của hạnh lành, sâu
chút nữa là xả bỏ tức là tâm vô lượng, nó khiến con người
thành bậc đại trí, bậc thiện hữu tri thức trong trần gian.
Người ta nói rằng “Khi trong tay ta nắm chặt một vật gì
mà không buông xuống, thì ta chỉ có mỗi thứ này, nếu ta
chịu buông xuống thì mới có cơ hội chọn lựa những thứ
93