Page 319 - TUYỂN TẬP THƠ TÌNH -THƠ. MĂC KHACH-Book
P. 319

Mặc Khách

          Date:16 tháng 12 lúc 11:37
          From: NHUNG NGUYEN

          Lời chia sẻ cùng nhà thơ Mặc Khách
             Mấy  hôm  nay,  những  ngày  đầu  của mùa  đông  tuyết  vẫn  rơi
          kèm theo tiếng tí tách của giọt mưa làm tôi chợt nhớ về “trại hè
          văn bút hải ngoại” tại Houston vào năm 2016. Và cũng chính nơi
          đây hội tụ những nhà văn, nhà thơ, Nhiếp Ảnh Gia. Đưa tôi vào
          một thế giới huyền hoặc kỳ bí, thế giới của những vần thơ mà tôi
          bắt gặp đó là “Hồn thơ Mặc Khách”.
             Mỗi dòng thơ là một dòng cảm xúc, tác giả đã gởi gấm bao nổi
          trăn trở về số phận mình, tiếc cho đời trai một thời khí phách, nổi u
          uất đến nghẹn lời trong cảnh tù túng khao khát tự do, tôi bổng nhớ
          về nhà thơ Thế Lữ trong bài
                 “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
                 Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.” (Nhớ Rừng)
             Nhưng ở đây, tác giả đã dùng lời thơ nói lên chính thân phận
          mình, hồn thơ của tác giả đã đưa chúng ta ngược dòng vào năm
          1972. Ở nơi đó, thuộc Quận tỉnh Bình Thuận có một chàng trai trẻ
          với một tương lai tươi sáng.
             Và rồi lệnh tổng động viên bước ngoặt lịch sử của đời người,
          vào Quân chủng Không Quân để trở thành “anh hùng không gian”
          và được qua Mỹ huấn luyện ở trường bay…Tháng 4/1975 ngọn
          lửa nhiệt huyết vụt tắt khi anh bước vào trại cải tạo giữa rừng U
          Minh ở tuổi 22. Trương Văn Lâu (tức nhà thơ “Mặc Khách”) bảy
          năm trong trại cải tạo, bao nổi buồn u uất cô đơn và thất vọng anh
          đã tìm đến thơ để tự sưởi ấm lòng mình.
                 “Đã trót sinh ra giữa cõi trần
                   Đời là bể khổ cảnh trầm luân.”
             Trong  bài  thơ  “Tỉnh  Say”  tác  giả  đã  cố  gượng  trong  nghẹn
          ngào buồn tủi nén cãm xúc của mình trong những ngày ở trại cải
          tạo giữa mùa thu hiu hắt, và mơ về chốn bình yên, nơi đó có người
          thân  đang  mong  ngóng  ngày  trở  về  dù  buổi  chiều  thu  dần  phai
          nắng.
                  “Trăng thu lạnh, nhạt nhoà đêm ngơ ngác
                    Muôn hồn ma tức tửi khóc âm thầm
                    Lá vàng rơi phủ kín kiếp tù nhân
                    Em đã hiểu ! Thu về sao hiu hắt.”   (Thu Hiu Hắt)


                                       300
   314   315   316   317   318   319   320   321   322   323   324