Page 7 - Tài liệu Chính sách đối với Lao động Nữ
P. 7
1. Những chính sách cơ bản về quyền của lao động nữ
Bạn có ý định chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển vào vị trí nhất định
trong cơ quan/đơn vị/doanh nghiệp. Bạn muốn biết mình sẽ
được hưởng những quyền, lợi ích gì khi tham gia vào quan hệ
lao động; làm thế nào để đảm bảo tốt nhất cho khởi đầu và
phát triển của mình, vừa bảo vệ được bản thân, vừa hỗ trợ đồng nghiệp
không bị xâm phạm về quyền khi có tranh chấp lao động xảy ra?
Các quyền cơ bản:
9 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Mọi người đều bình
đẳng trước pháp luật” (Điều 16 Khoản 1); “Công dân nam, nữ bình
đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội
bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ
nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội” và
“Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới” (Điều 26).
9 Công ước ILO số 111 coi mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi dựa
trên giới tính, có tác động triệt bỏ hoặc làm phương hại sự bình
đẳng về cơ may hoặc về đối xử trong việc làm hoặc nghề nghiệp là
phân biệt đối xử, cần được loại bỏ (Điều 1 Khoản 1 Điểm a).
9 Người lao động (NLĐ) có quyền làm việc; tự do lựa chọn việc làm,
nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề
nghiệp (Điều 5 Khoản 1 Điểm a BLLĐ).
Người sử dụng lao động phải làm gì để bảo đảm quyền cho
lao động nữ?
9 Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm đảm thực hiện
bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển
dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi, tiền lương và các chế độ khác (Điều 136 Khoản 1 BLLĐ).
9 NSDLĐ có trách nhiệm tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại
diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và
lợi ích của phụ nữ (Điều 136 Khoản 2 BLLĐ).
5