Page 8 - Tài liệu Chính sách đối với Lao động Nữ
P. 8

Do đó, cả nam và nữ đều có những quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau, được
          bảo đảm thực hiện các quyền này khi tham gia vào mọi mặt của đời sống
          kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực lao động, việc làm.
          Pháp luật lao động (quốc gia và quốc tế) giúp bạn biết ngoài những quyền
          lợi chung mà người lao động được hưởng, lao động nữ có 5 nhóm quyền là
          những quyền đặc thù như sau:

          a, Quyền đảm bảo bình đẳng về tuyển dụng, đào tạo, thăng tiến
          * Trong lĩnh vực tuyển dụng
          Ngoài các quy định chung bảo đảm quyền lợi cho tất cả người lao động
          ngay từ quá trình tuyển dụng, để khắc phục tình trạng bất bình đẳng về
          tuyển dụng giữa nam và nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm, nhà nước quy
          định áp dụng một số biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao
          động như sau:




                    Các quyền cơ bản:
                9 Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng (Điều 13
               Luật BĐG).
                9 Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động (Điều 13 Khoản
               3 Điểm a Luật BĐG).
                9 Nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu
               chuẩn như nam; ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện,
               tiêu chuẩn như nam (Điều 19 Khoản 1 Điểm đ, e, Luật BĐG).


                     Người sử dụng lao động phải làm gì để bảo đảm quyền cho
                     lao động nữ?
                9 NSDLĐ không được áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển
               dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà
               nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, không
               được từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam
               hoặc lao động nữ vì lý do giới tính (Điều 8 Nghị định số 55/2009/
               NĐ-CP).





            6
   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13