Page 9 - Tài liệu Chính sách đối với Lao động Nữ
P. 9
9 NSDLĐ không được áp dụng các quy định trong tuyển dụng như:
Bắt buộc phải đặt cọc tiền, bản gốc các loại bằng cấp hoặc giấy tờ
tùy thân, yêu cầu lao động nữ thử thai trước khi ứng tuyển, viết bản
cam kết không mang thai, sinh con trong một khoảng thời gian
nhất định, ưu tiên lao động người địa phương...
9 Khuyến khích NSDLĐ ưu tiên tuyển dụng, sử dụng phụ nữ vào làm
việc khi người đó đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm công việc phù hợp
với cả nam và nữ; ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới đối với
lao động nữ trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn (Điều 78
Khoản 3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Như vậy, khi lao động có đủ điều kiện về tiêu chuẩn, độ tuổi, trình độ chuyên
môn… mà công việc cần thì dù là nam hay nữ cũng đều được tuyển dụng
vào vị trí tương ứng. Nếu vi phạm có thể bị xử phạt, ví dụ, nếu NSDLĐ áp
dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động
nữ, có thể bị xử phạt tới 10.000.000đ (Điều 8 Nghị định số 2009/55/NĐ-CP
ngày 2009/6/10 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng
giới). Mức phạt này đang được nghiên cứu tăng lên trong thời gian tới.
(Lưu ý: Mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi thuộc một công việc nhất định và
căn cứ trên những đòi hỏi vốn có của công việc đó thì sẽ không coi là phân biệt
đối xử (Điều 1 khoản 2 Công ước ILO số 111), ví dụ: quy định chế độ lao động
và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, đặc biệt là lao động nữ mang
thai, các loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và
phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ v.v…).
* Trong lĩnh vực đào tạo
Các quyền cơ bản:
9 NLĐ được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp, tham gia đánh
giá, công nhận kỹ năng nghề quốc gia, phát triển năng lực nghề
nghiệp phù hợp với nhu cầu việc làm và khả năng của mình (Điều
59 Khoản 1 BLLĐ).
7