Page 58 - Nghia vu hop dong
P. 58
3. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
- Trong mỗi nội dung giảng trên lớp, giảng viên kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của sinh viên thông qua các câu hỏi xung quanh nội dung đang học.
- Trong giờ thảo luận, giảng viên kiểm tra thông qua nội dung của tình
huống, sinh viên xử lý tình huống của mình và lập luận cho việc xử lý tình
huống cụ thể. Những sinh viên khác có thể đặt câu hỏi cho sinh viên đang xử lý
tình huống hoặc chọn những sinh viên khác trong lớp để kiểm tra kiến thức
chung của các sinh viên.
- Kết quả học tập được đánh giá thông qua kết quả tự nghiên cứu bài học của
sinh viên, ý kiến phát biểu của sinh viên trong giờ thảo luận, thông qua bài kiểm tra
điều kiện, điểm kiểm tra miệng và kết quả thi hết môn bằng hình thức thi viết.
II. KẾ HOẠCH THẢO LUẬN
Phần I. Mục đích, yêu cầu thảo luận
1. Mục đích
- Thông qua thảo luận các câu hỏi lý thuyết giúp cho sinh viên củng cố,
nắm vững những nội dung đã học. Giải quyết được những vấn đề vướng mắc
trong quá trình nghiên cứu, nghe giảng.
- Giúp cho sinh viên phát huy khả năng tư duy sáng tạo, khả năng phân
tích và lập luận chặt chẽ trong quá trình học tập và làm bài kiểm tra.
- Bằng những tình huống thực tiễn, giúp sinh viên tiếp cận và biết cách áp
dụng các kiến thức đã học vào quá trình xử lý các tình huống thực tiễn, đặc biệt
là các trường hợp phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Thảo luận chính là một phương thức để giúp giảng viên kiểm tra được
khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của sinh viên; thu được những thông tin
phản hồi về quá trình giảng dạy và hướng dẫn thảo luận.
2. Yêu cầu
a. Đối với giảng viên
- Chuẩn bị các câu hỏi nghiên cứu, thảo luận trên cơ sở hệ thống câu hỏi
đã giao cho sinh viên nghiên cứu trong giờ lý thuyết;
- Trong khi sinh viên phát biểu ý kiến sẽ có những câu hỏi gợi ý để sinh
viên trả lời.
- Giảng viên phải tổng hợp ý kiến của sinh viên, sau đó đưa ra nhận xét,
đánh giá và kết luận cuối cùng về từng nội dung.
b. Đối với sinh viên
5