Page 63 - Nghia vu hop dong
P. 63
2. Các yếu tố của quan hệ dân sự về nghĩa vụ
a. Chủ thể
Chủ thể của một quan hệ pháp luật nói chung là những bên tham gia quan
hệ pháp luật đó. Bên mang quyền và bên mang nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ
luôn được xác định cụ thể. Trong đó, chủ thể mang quyền cũng như mang nghĩa
vụ có thể là một hoặc nhiều chủ thể. Chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ có thể là cá
nhân, pháp nhân, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được pháp luật
công nhận khi tham gia các quan hệ nghĩa vụ. Các chủ thể này có quyền và
nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ nghĩa vụ mà họ tham gia.
Các chủ thể này khi tham gia một quan hệ nghĩa vụ sẽ thiết lập mối liên
hệ pháp lý về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên. Trong đó, một bên được gọi là
người có quyền, một bên được gọi là người có nghĩa vụ.
Ví dụ: Trong nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mua bán tài sản, thì bên
bán là người có nghĩa vụ đối với hành vi giao vật bán, đối với hành vi trả tiền thì
lại là nghĩa vụ của người mua hay nói cách khác bên mua là người có nghĩa vụ
trả tiền.
b. Khách thể
Khách thể của quan hệ pháp luật nói chung là cái mà chủ thể luôn hướng
tới và nhằm đạt được. Quan hệ nghĩa vụ có một đặc trưng cơ bản là quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể luôn đối lập nhau một cách tương ứng. Vì vậy, trong
quan hệ nghĩa vụ, chủ thể có quyền luôn hướng tới hành vi thực hiện nghĩa vụ
của chủ thể bên kia. Cụ thể: Bên mang nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyển
giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được
thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của bên mang quyền. Nếu các bên thực
hiện tốt nghĩa vụ của mình thì lợi ích của các chủ thể đều được thoả mãn. Hành
vi thực hiện nghĩa vụ là một phương tiện mà thông qua đó, quyền lợi của các
chủ thể được đáp ứng. Vì vậy, trong các quan hệ nghĩa vụ, hành vi là cái mà các
chủ thể đều hướng tới, là khách thể của mọi quan hệ nghĩa vụ.
2