Page 68 - Nghia vu hop dong
P. 68
- Căn cứ khác do PL quy định.
b. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ: Điều 372 BLDS năm 2015.
7. Trách nhiệm dân sự
a. Khái niệm về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
Khoản 1 Điều 351 BLDS 2015 quy định: “Bên có nghĩa vụ mà vi phạm
nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm đối với bên có quyền. Vi phạm nghĩa vụ là
việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không
đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ”.
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự là sự cưỡng chế của Nhà
nước buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc phải
bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình gây ra cho phía bên
kia.
Trách nhiệm dân sự nói chung là một chế tài của ngành luật dân sự và
trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là một chế tài trong nghĩa vụ. Đối với
các chủ thể tham gia một quan hệ nghĩa vụ, bên cạnh việc để cho các bên tự giác
thực hiện, pháp luật còn đặt ra các biện pháp cưỡng chế nhằm tác động đến ý
thức tự giác của các chủ thể đồng thời để áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ
dân sự.
b. Phân loại trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
+ Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự:
+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Điều 360):
8. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
a. Khái niệm chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Là việc thỏa thuận giữa các bên nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác
động mang tính dự phòng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ đồng thời
ngăn ngừa, khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng gây ra.
Ví dụ: Anh A là chủ cửa hàng cầm đồ ở khu vực phường Đức Thắng, Bắc
Từ Liêm, HN. B là sinh viên của Học viện Tài chính. Sắp tới B phải đóng tiền
học và các loại quỹ đầu năm hết 3 triệu.Nhưng do gia đình B ở Quảng Bình
7