Page 69 - Nghia vu hop dong
P. 69
đang bị ngập lụt nên không có tiền gửi ra cho B nên B phải đến cửa hàng của
anhA cầm cố chiếc điện thoại SamSung của mình được 4 triệu. Theo thỏa thuận,
sau 2 tháng, B phải trả anh A tiền gốc và tiền lãi 10.000đ/1 tháng, nếu không trả
đủ A có quyền sử dụng, định đoạt điện thoại của B. Đồng chí có nhận xét gì về
các nghĩa vụ phát sinh trong tình huống nêu trên?
Trên cơ sở cùng phân tích và thảo luận, giảng viên rút ra các đặc điểm của
biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, cụ thể như sau:
- Biện pháp bảo đảm mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính.
- Đặc điểm thứ hai, mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong
quan hệ nghĩa vụ. Để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền của B thì B phải
cầm chiếc điện thoại cho A. Nếu B k thực hiện được nghĩa vụ thì A có toàn
quyền đối với chiếc điện thoại đó.
- Đối tượng của các biện pháp đảm bảo là những lợi ích vật chất. Trường
hợp trên, để bảo đảm nghĩa vụ trả tiền thì B phải cầm cố tài sản của mình đó là
chiếc điện thoại.
- Các biện pháp đảm bảo chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ.
Trường hợp trên, chỉ khi B trả thiếu hoặc không trả tiền cho A theo đúng hẹn thì
A mới thực hiện các quyền với chiếc điện thoại của B (bán, tặng cho,..).
- Các biện pháp bảo đảm phát sinh từ sự thoả thuận của hai bên. Rõ ràng
để tiến hành biện pháp bảo đảm, các bên phải thỏa thuận với nhau và nhất trí
cùng thực hiện.
b. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Cầm cố tài sản (Điều 309 – Điều 316 BLDS 2015):
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản
thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Cầm cố hiểu theo nghĩa thông thường là cầm giữ tài sản của bên có nghĩa
vụ, trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố
sẽ xử lý tài sản cầm cố đề bù trừ nghĩa vụ. Đây là một biện pháp bảo đảm có
tính hiệu quả nhất trong các biện pháp bảo đảm, bởi vì người nhận cầm cố giữ
8