Page 70 - Nghia vu hop dong
P. 70
tài sản của bên cầm cố cho nên khi xử lý tài sản cầm cố sẽ thuận lợi và thanh
toán nghĩa vụ kịp thời.
Thế chấp tài sản (Điều 317 – Điều 327):
Điều 317 BLDS năm 2015 quy định: “Thế chấp tài sản là việc một bên
(sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận
thế chấp)”.
Vậy, thế chấp tài sản là sự thoả thuận giữa các bên (hoặc theo quy định của
pháp luật), theo đó, bên có nghĩa vụ phải dùng tài sản của mình để bảo đảm việc
thực hiện nghĩa vụ nhưng không chuyển giao tài sản cho bên có quyền.
Câu hỏi: So sánh giữa biện pháp cầm cố tài sản và thế chấp tài sản theo
quy định của BLDS năm 2015.
Đặt cọc (Điều 328):
Đặt cọc là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó, một bên giao cho bên kia
một tài sản trong một thời hạn nhất định nhằm xác nhận các bên đã thống nhất
sẽ giao kết một hợp đồng hoặc đã giao kết một hợp đồng và buộc các bên phải
thực hiện đúng nội dung đã cam kết.
Ký cược (Điều 329):
Là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng thuê tài sản có đối tượng
là động sản, theo đó bên thuê giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim
khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.
Có thể nói, biện pháp ký cược vừa mang tính chất của cầm cố, vừa mang tính
chất của đặt cọc. Tuy nhiên, việc ký cược chỉ được đặt ra đối với những hợp
đồng cho thuê tài sản và bên ký cược (là người thuê tài sản) giao tài sản ký cược
đồng thời với việc nhận tài sản thuê.
Ký quỹ (Điều 330):
Để biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có độ an toàn cao, các bên có
thể chọn tổ chức tín dụng để ký gửi tài sản là đối tượng của biện pháp bảo đảm
và là người “xử lý” đối tượng đó để thanh toán nghĩa vụ cho bên có quyền khi
đến thời hạn mà nghĩa vụ không được thực hiện.
9