Page 73 - Nghia vu hop dong
P. 73

quyền,  vừa  là  người  có  nghĩa  vụ.  Do  vậy,  trong nội dung của hợp đồng này,

                  quyền dân sự của chủ thể tham gia này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của chủ

                  thể kia và ngược lại. Ví dụ: Hợp đồng cấp tín dụng là hợp đồng song vụ vì trong

                  hợp đồng cấp tín dụng, bên cho vay có nghĩa vụ giải ngân cho bên vay và có

                  quyền  nhận tiền lãi, còn bên vay có nghĩa vụ nhận tiền vay và trả tiền nợ vay,

                  tiền lãi…

                           Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Điều này có

                  nghĩa là trong hợp đồng đơn vụ, chỉ có một hay nhiều chủ thể có nghĩa vụ mà

                  không có quyền gì đối với chủ thể kia, còn một hay nhiều chủ thể kia là người

                  có quyền chứ không có nghĩa vụ nào. Ví dụ: Hợp đồng tặng cho tài sản không

                  có  điều  kiện.  Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên có nghĩa vụ phải thực

                  hiện nghĩa vụ đúng như đã thoả thuận; chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời

                  hạn nếu được bên có quyền đồng ý.

                           Thứ hai, dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng


                  thì phân chia thành hợp đồng chính và hợp đồng phụ.
                           Tại Khoản 3 Điều 402 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng chính là hợp


                  đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ”. Như vậy, các hợp đồng

                  chính khi đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật đã quy định thì đương

                  nhiên  phát  sinh  hiệu lực và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên từ thời điểm

                  giao kết.

                           Tại  Khoản  4  Điều  402  BLDS  2015  quy  định: “Hợp đồng phụ là hợp

                  đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính”. Trước hết, các hợp đồng phụ

                  muốn  có  hiệu lực phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện luật định về chủ thể, nội

                  dung, hình thức… Ngoài ra, mặc dù tuân thủ các quy định nói trên nhưng hợp

                  đồng vẫn không có hiệu lực nếu hợp đồng chính (hợp đồng mà nó phụ thuộc) bị

                  coi là vô hiệu, trừ một số trường hợp pháp luật có quy định khác.

                           Thứ ba, dựa vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể, hợp đồng

                  được phân thành hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù.








                                                              12
   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78