Page 76 - Nghia vu hop dong
P. 76
- Đề nghị giao kết hợp đồng:
Khi một người muốn thiết lập một hợp đồng dân sự thì ý muốn đó phải
thể hiện ra bên ngoài thông qua một hành vi nhất định. Chỉ có như vậy, phía đối
tác mới có thể nhận biết được ý muốn của họ và từ đó mới có thể đi đến việc
giao kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết
hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã
được xác định hoặc tới công chúng.
Để đảm bảo quyền lợi cho người được đề nghị, Khoản 2 Điều 386 BLDS
2015 đã quy định: “Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả
lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ
bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà
không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh”.
Như vậy, lời đề nghị mặc dù chưa phải là một hợp đồng nhưng ít nhiều đã
có tính chất ràng buộc đối với người đề nghị. Tuy nhiên, bên đề nghị vẫn có thể
thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong các trường hợp sau:
+ Bên đề nghị chưa nhận được đề nghị;
+ Bên đề nghị có nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại đề nghị và
điều kiện đó đã đến.
Ngoài ra, đề nghị giao kết hợp đồng được coi là chấm dứt khi thuộc các
trường hợp được quy định tại Điều 391 BLDS 2015.
- Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:
Là việc bên được đề nghị nhận lời đề nghị và đồng ý tiến hành việc giao
kết hợp đồng với người đã đề nghị. Về nguyên tắc, bên được đề nghị phải trả lời
ngay về việc có chấp nhận giao kết hợp đồng hay không. Trong những trường
hợp, cần phải có thời gian để bên được đề nghị cân nhắc, suy nghĩ mà các bên đã
ấn định thời hạn trả lời thì bên được đề nghị phải trả lời trong thời hạn đó. Nếu
sau thời hạn nói trên, bên được đề nghị mới trả lời về việc chấp nhận giao kết
hợp đồng thì lời chấp nhận đó được coi như một lời đề nghị mới của bên chậm
trả lời. Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận
chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.
15