Page 78 - Nghia vu hop dong
P. 78
phối bởi các yếu tố pháp lý khác là chưa đầy đủ. BLDS năm 2015 ghi nhận việc
sửa đổi hợp đồng không được thực hiện đối với những trường hợp pháp luật có
quy định khác. Ví dụ: Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng
chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc
huỷ bỏ hợp đồng trừ trường hợp được người thứ ba đòng ý (Điều 417 BLDS
2015)…
Ngoài ra, Khoản 3 Điều 421 quy định “Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo
hình thức của hợp đồng ban đầu”. Nghĩa là đối với các hợp đồng thông thường
thì việc sửa đổi hợp đồng được ghi nhận bằng hình thức nào là do các bên thoả
thuận. Còn đối với những hợp đồng đã được lập thành văn bản được công
chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải
tuân thủ theo hình thức đó.
- Chấm dứt hợp đồng:
Theo Điều 422 BLDS 2015 thì hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp
sau đây:
+ Hợp đồng hoàn thành là khi các bên chủ thể trong hợp đồng đã thực
hiện xong nội dung các nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng. Việc hoàn
thành nghĩa vụ được hiểu trong hai trường hợp: (i) Khi bên có nghĩa vụ đã thực
hiện xong toàn bộ nghĩa vụ hoặc (ii) Bên có nghĩa vụ đã thực hiện được một
phần nghĩa vụ, phần còn lại được bên có quyền miễn.
+ Theo thoả thuận của các bên là trường hợp hợp đồng chấm dứt khi các
quyền và nghĩa vụ chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa xong nhưng hợp
đồng vẫn chấm dứt theo sự bàn bạc, thống nhất của các bên chủ thể.
+ Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt
tồn tại thì sẽ xảy ra hai trường hợp: (i) Hợp đồng vẫn có hiệu lực nếu có thể do
cá nhân, pháp nhân khác thực hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu việc
thực hiện nội dung của hợp đồng không thể chuyển giao sang cho cá nhân, pháp
nhân khác thì hợp đồng đó cũng phải chấm dứt. (ii) Hợp đồng sẽ chấm dứt nếu
hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện. Đây là trường hợp hợp
đồng không thể chuyển giao sang cho chủ thể khác thực hiện được, đó có thể là
17