Page 67 - Nghia vu hop dong
P. 67
Ví dụ 2: Anh Trí là chủ cửa hàng cầm đồ tại khu vực huyện Thạch Thất.
Ngày 05/5/2016, Đỗ Văn Việt (SN: 1991, HKTT: Phúc Thọ, Hà Nội.) mang
chiếc xe Honda mà Việt đã trộm cắp được của anh Lương Việt Đức (SN: 1994,
HKTT:Triệu Sơn, Thanh Hóa.) tại quán game trên đường Hoàng Công Chất,
phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm trong cốp xe có giấy tờ xe và CMND
mang tên anh Đức. Việt đã cầm cố chiếc xe tại cửa hàng của anh Trí được 25
triệu đồng. Sau này CAQ Bắc Từ Liêm đã khai thác Việt biết được chiếc xe của
anh Đức đnag ở cửa hàng của anh Trí.Anh Đức đã đến cửa hàng của anh Trí yêu
cầu anh Trí trả lại xe.
Hỏi: Trong tình huống trên, anh Đức có quyền yêu cầu anh Trí trả xe
không?
Ví dụ 3: Khoảng 21 giờ 30 ngày 02/11/2015, Tòng Văn Nam (SN : 1995,
HKTT : Quỳnh Nhai, Sơn La)cùng Lò Văn Thẩn (SN : 1992, HKTT :Quỳnh
Nhai, Sơn La) đi ăn uống cùng bạn tại ngã tư gần trường Đại học Mỏ địa chất
về, khi đi qua Cửa hàng bán linh kiện điện thoại số 31 đường Đức Thắng,
phường Đức Thắng, Bắc Từ Liêm thì Nam có xảy ra mâu thuẫn với anh Nguyễn
Thái Sơn (SN: 1984, HKTT: Hai Bà Trưng, Hà Nội) là chủ cửa hàng nói trên.
Sau đó, Nam và Thẩn chạy vào ngõ Thanh Bình lấy một thanh gỗ cốt pha đập
phá cửa hàng của anh Sơn. Hậu quả làm : cửa cuốn bị móp, cửa kính cường lực
bị nứt, rách biển quảng cáo, một số linh kiện điện thoại bị hỏng. Tổng thiệt hại
trị giá khoảng 15 triệu đồng.
Hỏi: Trong tình huống này đặt ra trách nhiệm cho Nam và Thẩn thế nào?
Trên cơ sở phân tích các ví dụ nêu trên, giảng viên rút ra quy định, các
căn cứ phát sinh nghĩa vụ theo quy định tại Điều 275, bao gồm:
- Hợp đồng
- Hành vi pháp lý đơn phương
- Thực hiện công việc không có ủy quyền
- Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về TS không có căn cứ
pháp luật.
- Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
6