Page 106 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 106
chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định; số tiền bị khấu trừ, lý do khấu
trừ; họ tên, số tài khoản của cá nhân, tổ chức bị khấu trừ; tên, địa chỉ tổ chức tín
dụng nơi đối tượng bị áp dụng khấu trừ mở tài khoản; tên, địa chỉ, số tài khoản
của Kho bạc Nhà nước, phương thức chuyển số tiền bị khấu trừ từ tổ chức tín
dụng đến Kho bạc Nhà nước; chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu cơ
quan ra quyết định.
Khi nhận được quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản, cá nhân,
tổ chức bị cưỡng chế có trách nhiệm yêu cầu tổ chức tín dụng nơi mình mở tài
khoản chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản của Kho bạc Nhà nước
ghi trong quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản.
- Thủ tục thu tiền khấu trừ: được quy định tại Điều 17 của Nghị định
166/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2013 quy định về cưỡng chế thi
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
+ Việc khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ
tài khoản tại tổ chức tín dụng của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế được thực hiện
trên cơ sở các chứng từ thu theo quy định hiện hành. Chứng từ thu sử dụng để
khấu trừ tiền lương hoặc thu nhập được gửi cho các bên có liên quan.
+ Sau khi thu tiền, Kho bạc Nhà nước nơi nhận tiền khấu trừ có trách
nhiệm thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế biết.
b. Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá
Đây là một trong những biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được
thi hành một cách bình thường khi các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành
chính tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các
quy định của pháp luật có liên quan.
Thực tiễn từ trước tới nay cho thấy, nhiều trường hợp quyết định xử phạt
của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã có hiệu lực pháp luật
nhưng không được thi hành hoặc nếu có được thi hành thì việc thi hành đó cũng
không triệt để, thậm chí để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt, nhiều
trường hợp đã bị hoặc phải tạm giữ tang vật, phương tiện có giá trị tương đối lớn
nhưng cá nhân, tổ chức bị xử phạt có địa chỉ rõ ràng được cơ quan có thẩm
quyền thông báo nhiều lần, đề nghị thi hành quyết định xử phạt song họ cũng
không thi hành quyết định xử phạt. Tình hình đó dẫn đến làm giảm hiệu quả,
hiệu lực của việc xử phạt vi phạm hành chính của Nhà nước. Do đó, biện pháp
kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá được áp dụng
102