Page 110 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 110

mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

                            + Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, cá nhân, đại diện tổ chức

                     đang giữ tiền, tài sản cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành cưỡng chế nhưng phải
                     có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến.

                            d. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả

                            Thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là khoảng thời gian nhà

                     làm luật quy định để người vi phạm tự nguyện thực hiện các biện pháp này.
                     Quá thời hạn đã quy định, cá nhân, tổ chức không tự nguyện thi hành sẽ bị

                     cưỡng chế thi hành nhằm bảo đảm mọi hậu quả do hành vi vi phạm hành chính
                     gây ra đều được khắc phục. Cưỡng chế thi hành biện pháp khắc phục hậu quả

                     là  một  hoạt  động  mang  tính  quyền  lực  nhà  nước.  Theo  đó,  người  có  thẩm
                     quyền  phải  tiến  hành  lần  lượt  các  bước  theo  trình  tự:  ban  hành  quyết  định
                     cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; huy động lực lượng,

                     phương tiện để thực hiện biện pháp đã ghi trong quyết định; thi hành biện pháp
                     đã ghi trong quyết định.

                            Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không chỉ nhằm mục đích khắc

                     phục mọi hậu quả xấu do vi phạm gây ra mà còn nhằm răn đe, giáo dục người vi
                     phạm. Nói cách khác, việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tạo điều kiện

                     cho người vi phạm nhận thức được sai lầm, tự nguyện khắc phục các hậu quả do
                     hành vi vi phạm của mình gây ra. Các mục đích này luôn gắn bó mật thiết với
                     nhau xuyên suốt toàn bộ quá trình áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Người

                     có thẩm quyền cưỡng chế phải ban hành quyết định cưỡng chế thi hành biện
                     pháp buộc khắc phục hậu quả và phải giao cho tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế,

                     giao nhiệm vụ cho cá nhân, tổ chức có thẩm quyền thực hiện.

                            - Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:

                            Nghị định định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ đã quy
                     định một mẫu quyết định riêng để người có thẩm quyền có thể áp dụng nhằm

                     cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Mẫu quyết định này
                     được sử dụng để cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với

                     chủ thể vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành các biện pháp khắc
                     phục hậu quả trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

                            Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả bao

                     gồm những nội dung sau: số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ
                     ra quyết định; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá
                     nhân, tổ chức bị cưỡng chế; biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện; thời



                                                                106
   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115