Page 113 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 113

chế theo quyết định cưỡng chế.

                            Điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi đã sử dụng

                     phương pháp liệt kê để quy định một cách chi tiết và cụ thể tên gọi của các chức
                     danh có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành quyết định xử

                     phạt vi phạm hành chính. Việc quy định chi tiết về thẩm quyền cưỡng chế vừa
                     giúp chủ thể quản lý xác định được phạm vi và giới hạn thẩm quyền cưỡng chế
                     của mình, vừa giúp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế và các chủ thể có liên quan

                     biết được việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế của các chủ thể có thẩm quyền
                     có phù hợp với quy định của pháp luật hay không, để bảo vệ quyền và lợi ích

                     hợp pháp của mình thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại hoặc khởi kiện.

                            Thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
                     được giao cho một số chức danh đang công tác trong các lực lượng như: Chủ

                     tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát
                     biển, Hải quan, Kiểm lâm, Cơ quan thuế, Quản lý thị trường, Thanh tra, Cảng vụ
                     hàng hải, Cảng vụ hàng không; Cảng vụ đường thủy nội địa; Tòa án nhân dân;

                     Thi hành án dân sự;

                            -  Các  chức  danh  trong lực  lượng  Công an  nhân  dân  có  thẩm  quyền  ra
                     quyết định cưỡng chế gồm:


                            Trưởng đồn Công an; Trưởng Công an cấp huyện; Giám đốc Công an cấp
                     tỉnh; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành
                     chính về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã

                     hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn
                     lậu; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh

                     sát giao thông; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu
                     hộ; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục trưởng
                     Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ

                     cao; Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ,
                     tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động;

                            Về  giao  quyền  cưỡng  chế  thi  hành  quyết  định  xử  phạt  vi  phạm  hành

                     chính: Để đáp ứng yêu cầu của hoạt động cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
                     vi phạm hành chính, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi quy định

                     người có thẩm quyền cưỡng chế có thể giao quyền cho cấp phó quyết định áp
                     dụng các biện pháp cưỡng chế là chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt;
                     việc giao quyền phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi,

                     nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm
                     về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao


                                                                109
   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118