Page 118 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 118
Trong quá trình tiến hành áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với các
đối tượng, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền cần nắm vững quy trình, thủ tục, lập
hồ sơ, thẩm quyền giải quyết cũng như mức độ nghiêm trọng của hành vi để có
thể giải quyết triệt để, đúng quy định pháp luật và đảm bảo tính khách quan,
công bằng. Nguyên tắc này rất quan trọng đối với cá nhân, tổ chức có thẩm
quyền trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
Căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm
và tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
các biện pháp xử lý hành chính thích hợp.
- Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách
nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý
hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng
minh mình không vi phạm hành chính.
Đây là một trong những nguyên tắc mới được đưa ra trong Luật xử lý vi
phạm hành chính năm 2012 sửa đổi theo đó, cá nhân vi phạm hành chính có
quyền giải trình cũng như khiếu nại về hành vi của mình, điều này phù hợp với
quyền tự do cơ bản của công dân Việt Nam được quy định cụ thể trong Hiến
pháp: “Mọi người đều có quyền bình đẳng trước pháp luật” (Điều 16 Hiến pháp
Việt Nam năm 2013).
3. Các biện pháp xử lý hành chính cụ thể
a. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng
đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm
2012 sửa đổi để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy
không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
- Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
Theo hướng dẫn tại Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
sửa đổi; Khoản 2, Điều 4 của Nghị định 111/2013/NĐ- CP của Chính phủ ngày
30/9/2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý giáo dục tại xã, phường, thị
trấn; Khoản 1, Điều 1 của Nghị định 56/2016/NĐ - CP ngày 29/6/2016 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ – CP đối tượng áp dụng
biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:
+ Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của
một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
114