Page 114 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 114

quyền không được giao quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác. Có thể thấy

                     rằng, trong quản lý nhà nước, hoạt động ủy quyền hành chính là cần thiết nhằm
                     bảo đảm cho hoạt động chấp hành – điều hành được diễn ra liên tục, nhịp nhàng,
                     điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội. Để kiểm soát hoạt động ủy quyền trong

                     thực  hiện  giao  quyền  cưỡng  chế  thi  hành  quyết  định  xử  phạt  vi  phạm  hành
                     chính, pháp luật đã có những quy định khá chặt chẽ về điều kiện thực hiện giao

                     quyền cưỡng chế.

                            Nếu như việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính có thể được thực
                     hiện “thường xuyên” hoặc “theo vụ việc” tùy thuộc vào quyền quyết định của

                     người cấp trưởng thì việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi
                     phạm hành chính chỉ được thực hiện khi “cấp trưởng vắng mặt”. Vấn đề đặt ra
                     là “sự vắng mặt” của cấp trưởng cần được hiểu như thế nào cho đúng với tinh

                     thần của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi. Về mặt lý luận, có
                     thể thấy rằng việc quy định cấp trưởng chỉ được giao quyền quyết định cưỡng

                     chế thi hành quyết định xử phạt khi cấp trưởng vắng mặt là quy định hợp lý vì
                     tính chất nghiêm trọng của quyết định cưỡng chế so với quyết định xử phạt. Nói
                     cách khác, chỉ nên đặt ra vấn đề giao quyền trong hoàn cảnh không thể giao

                     quyền mới bảo toàn được ý nghĩa của việc giao quyền cưỡng chế cho một số
                     chức danh quan trọng và do chỉ được giao quyền khi cấp trưởng vắng mặt nên

                     đây là giao quyền theo vụ việc chứ không phải là giao quyền thường xuyên và
                     lâu dài.

                            V. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH

                            1. Khái niệm, đặc điểm các biện pháp xử lý hành chính


                            a. Khái niệm

                            Xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển vững mạnh khi có sự ổn định về trật
                     tự an toàn xã hội. Trật tự đó được quy định bởi hệ thống chế tài, các biện pháp

                     cưỡng chế của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội, các hành vi vi phạm
                     hết sức đa dạng, phức tạp. Bên cạnh các biện pháp cưỡng chế hình sự, dân sự và
                     kỉ luật, các biện pháp cưỡng chế hành chính có vai trò quan trọng trong việc đấu

                     tranh, phòng ngừa vi phạm pháp luật, duy trì ổn định xã hội, đảm bảo an ninh
                     trật tự, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước. Cưỡng chế hành chính gồm nhiều

                     nhóm biện pháp cưỡng chế khác nhau. Dựa vào cơ sở áp dụng, cưỡng chế hành
                     chính được áp dụng khi có vi phạm hành chính xảy ra và nhóm biện pháp cưỡng
                     chế hành chính được áp dụng trong trường hợp không có vi phạm hành chính

                     nhằm mục đích ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm hành chính. Theo quy định của
                     pháp luật hiện hành, xử lý vi phạm hành chính được quy định gồm có hai phần


                                                                110
   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119