Page 112 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 112
Thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
có một số đặc trưng sau đây:
- Thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
chỉ phát sinh khi cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết
định xử phạt. Điều này đồng nghĩa với việc nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính đã tự nguyện chấp hành đầy đủ các nội dung của quyết định xử phạt thì
thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt sẽ không phát sinh trên thực
tế. Qua đó, có thể thấy thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt là loại
thẩm quyền không phát sinh thường xuyên.
- Giữa thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt với thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong mối quan
hệ này, thẩm quyền xử phạt phát sinh trước, còn thẩm quyền cưỡng chế phát
sinh sau. Do vậy, những chức danh có thẩm quyền cưỡng chế bắt buộc phải là
những chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, không
phải mọi chức danh có thẩm quyền xử phạt đều có thẩm quyền cưỡng chế thi
hành quyết định xử phạt. Theo quy định từ Điều 38 đến Điều 51 Luật Xử lý vi
phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính cho 185 chức danh, trong đó có 176 chức danh làm việc trong cơ quan
hành chính nhà nước. Trong khi đó, Điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012 sửa đổi, chỉ quy định cho 110 chức danh có thẩm quyền ra quyết định
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Những người có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt có
thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng
vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội
dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách
nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được
giao quyền không được giao quyền cho bất kỳ cá nhân nào khác.
- Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế quyết định áp dụng các
biện pháp cưỡng chế theo thứ tự từng biện pháp: (1) Khấu trừ một phần lương
hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi
phạm; (2) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
(3) Thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân,
tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản; (4) Buộc thực hiện biện pháp
khắc phục hậu quả. Chỉ áp dụng biện pháp tiếp theo khi không thể áp dụng các
biện pháp cưỡng chế đó hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền bị cưỡng
108