Page 5 - SACH DIEN TU TRA KOMBUTRA HUONG SON
P. 5
2
4.1. Làm thế nào để tận dụng được các nguyên liệu ở địa phương để tạo ra
một sản phẩm chất lượng, an toàn cho cộng đồng?
4.2. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sản phẩm có những hạn chế và
tồn tại gì không?
4.3. Hướng phát triển tiếp theo của sản phẩm là gì?
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
5.1. Sản phẩm của dự án sử dụng tốt nhất cho đối tượng nào? Khi nhận những
phản hồi của người tiêu dùng thì phải phân tích những phản hồi chưa tốt để từng
bước hoàn thiện sản phẩm tốt hơn.
5.2. Tỉ lệ nghiên cứu như thế nào là phù hợp để tạo nên sản phẩm tốt và an
toàn cho cộng đồng?
6. TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO
6.1. Tính mới:
Sử dụng sản phẩm từ lá chè xanh của Tân Cương làm “Trà Kombucha” chưa
có bạn học sinh hay nhóm học sinh nào nghiên cứu và thực hiện.
Trà Kombucha được nghiên cứu kết hợp với các loại trái cây an toàn tạo nên
hương vị ngọt thanh, chua nhẹ, dễ uống.
6.2. Tính sáng tạo:
Tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương (Cây chè) để tạo ra sản
phẩm an toàn với cộng đồng.
Khai thác và sử dụng trà Kombucha, con giống Kombucha để tái chế tạo ra
sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường.
6.3. Tính ưu việt:
Sử dụng lá chè xanh Tân Cương tạo ra loại đồ uống lên men bằng phương
pháp lên men trà đường nhờ hệ vi sinh vật là nấm men và vi khuẩn.
7. GIỚI HẠN NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Từ định hướng của các thầy cô hướng dẫn, chúng em chọn nghiên cứu về lá
chè xanh ở Tân Cương và giới hạn trong trà Kombucha.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 10 năm 2022
Địa điểm nghiên cứu: Tại trường Trung học cơ sở Hương Sơn
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát: Chúng em sử dụng phương
pháp này để khảo sát về chất lượng sản phẩm.
8.2. Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm: Chúng em nghiên cứu và
xem xét lại những thành quả thực tiễn mà những người đi trước đã làm để rút ra
bài học kinh nghiệm cho bản thân khi tiến hành nghiên cứu đề tài của mình.
8.3. Phương pháp thực nghiệm khoa học: Chúng em tiến hành làm rồi phân
tích sản phẩm để kiểm chứng xem sản phẩm có tác dụng ra sao và làm thế nào để
đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng.
8.4. Các phương pháp kiểm tra chỉ tiêu vi sinh gây bệnh
Các chỉ tiêu vi sinh vật gây bệnh được kiểm tra bởi Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật tỉnh Thái Nguyên.
Xác định Coliforms, MNP/g(ml): Theo Theo TCVN 4882:2007
Xác định E. coli, MNP/g(ml): Theo TCVN 6846:2007
Xác định Tổng số bào tử nấm men-mốc, CFU/g: Theo TCVN 8275-2:2010