Page 142 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 142
2. Sơ lược về nội dung Hiệp định UKVFTA
Theo Trung tâm WTO và Hội nhập, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc
Anh (The Vietnam - UK Free Trade Agreement – UKVFTA) dựa trên nguyên tắc kế thừa các cam
kết đã có trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã được ký trước đó vào
30/06/2019. UKVFTA gồm có 09 điều khoản, 01 bản phụ lục điều chỉnh bổ sung một số điều của
lời văn Hiệp định EVFTA, 01 Nghị định thư và 01 thư song phương trao đổi giữa Anh và Việt
Nam. Nội dung thuộc diện điều chỉnh của UKVFTA về cơ bản cũng tương tự EVFTA với các cam
kết về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, quy tắc
xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm
dịch động thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), đầu tư, phòng vệ thương
mại và các nội dung khác như cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, các vấn
đề pháp lý, thể chế, hợp tác và xây dựng năng lực.
Trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, theo Bộ Công thương, Anh cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan
nhập khẩu cho 99,2% số dòng thuế (Chiếm 99,7% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang Anh) sau 6 năm kể từ khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực. Đối với hàng hóa của Anh vào
thị trường Việt Nam, mức xóa bỏ thuế quan nhập khẩu là 48,5% số dòng thuế (tương đương 64,5%
kim ngạch nhập khẩu) ngay khi UKVFTA có hiệu lực; Sau 6 năm, mức xóa bỏ thuế quan nhập
khẩu là 91,8% số dòng thuế (chiếm 97,1% kim ngạch nhập khẩu); Sau 9 năm, Việt Nam sẽ xóa
bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu).Về
quy tắc xuất xứ, Vương quốc Anh và Việt Nam cũng có thêm cơ chế cộng gộp xuất xứ mở rộng
cho phép dùng nguyên liệu nhập từ EU để sản xuất sản phẩm xuất sang nước bên kia...
Nhiều mặt hàng gỗ, sản phẩm gỗ và đặc biệt là đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam cũng sẽ được
hưởng lợi khi thực thi UKVFTA do mức thuế suất sẽ giảm về 0% trong vòng 5 năm. Theo đó, các
doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh ở thị trường này.
3. Tình hình xuất khẩu ngành gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Anh
Theo thống kê từ Báo cáo XNK Việt Nam 2021, gỗ và sản phẩm gỗ là một trong mười mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và đứng đầu các nước trong khối ASEAN. Năm 2021, xuất
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ 6 với kim ngạch đạt 14,8 tỷ USD,
tăng 19,7% so với năm 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã dần được kiểm soát. Hiện nay,
mặt hàng gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu sang khoảng 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam và chiếm 60% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, tiếp đến là thị trường Trung Quốc, Nhật Bản
và Hàn Quốc chiếm tỷ trọng từ 10% trở xuống ở từng thị trường.
Sau khi tách ra khỏi EU, Anh là một trong những thị trường lớn nhất của Việt Nam với kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Anh đạt gần 5,8 tỷ USD (tăng 16,4% so với năm 2020); trong đó,
xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang đây đạt khoảng 267 triệu USD (tăng 16,4%) và chiếm tỷ trọng
4,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Sự tăng trưởng này một phần là nhờ vào các doanh nghiệp
đã tận dụng tốt các ưu đãi có được sau khi Hiệp định UKVFTA được thực thi, và theo đó Anh trở
thành thị trường quan trọng cho ngành hàng gỗ của Việt Nam. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục
141