Page 143 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 143
Hải quan, trong 3 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ sang Anh
đạt hơn 72 triệu USD (chiếm tỷ trọng 5,1%), tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), sản phẩm gỗ là nhóm hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam vào thị trường Anh với kim ngạch năm 2021 đạt 186,18 triệu USD, tăng
7,5% so với năm 2020. Trong đó có các mặt hàng chính là đồ gỗ xây dựng, ghế ngồi, các loại đồ
nội thất bằng gỗ… Một số loại đồ nội thất của Việt Nam được ưa chuộng nhiều ở thị trường Anh
như nội thất phòng ngủ với kim ngạch xuất khẩu đạt 45,56 triệu USD (tăng 2% so với 2020), nội
thất phòng bếp đạt 21,23 triệu USD (tăng 10%), nội thất văn phòng đạt 14,23 triệu USD (tăng
34%)…
Theo dự báo cho giai đoạn từ năm 2021 – 2026, thị trường đồ gỗ nội thất gia đình ở Anh sẽ có
mức tăng trưởng bình quân trên 3,2%, nhu cầu nhập khẩu ở thị trường còn rất lớn. Đây là cơ hội
rất lớn cho các doanh nghiệp đồ gỗ đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.
4. Một số cơ hội, thách thức cho doanh nghiệp ngành gỗ và sản phẩm gỗ từ Hiệp định
UKVFTA
❖ Hiệp định UKVFTA giúp cho hàng hóa của Việt Nam, trong đó có ngành gỗ và sản
phẩm gỗ có lợi thế cạnh tranh về giá tốt hơn do mức thuế quan theo lộ trình sẽ giảm dần
về 0% so với các nước chưa có FTA với Anh.
❖ UKVFTA sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực chế biến đồ gỗ
theo hướng minh bạch, thông suốt từ khâu tạo nguồn đến sản xuất xuất khẩu, đáp ứng
được tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chí nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp… của thị trường
khó tính Anh vốn còn nhiều dư địa cho hàng gỗ của Việt Nam. Nhờ vậy thúc đẩy ngành
hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam phát triển, cải thiện chất lượng sản phẩm với
nhiều mẫu mã đa dạng, gia tăng uy tín của thương hiệu Việt Nam trên trường thế giới...
❖ Hiện có nhiều nhà nhập khẩu gỗ của Anh đang mở rộng nguồn nhập khẩu ở châu Á,
trong đó có Việt Nam (bên cạnh nhà cung ứng truyền thống lớn nhất của Anh đến từ
Trung Quốc).
❖ Sau đại dịch COVID-19, nhu cầu đồ gỗ nội thất có xu hướng tăng trưởng trở lại, người
Anh có nhu cầu nâng cấp, sửa chữa nhà với đồ nội thất cao hơn. Đây sẽ là cơ hội cho
doanh nghiệp gỗ Việt đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình sang thị trường hấp dẫn
này.
Tuy nhiên, Anh là thị trường khó tính với các qui định, các rào cản kỹ thuật khắt khe đối với
hàng nhập khẩu. Các qui định về dán nhãn, môi trường, về nguồn gốc gỗ từng bước siết chặc hơn;
thủ tục xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này cũng ngày càng khó hơn… Đơn cử như sau khi rời EU,
Anh vẫn áp dụng Quy chế gỗ EUTR của EU (giúp xác định được sản phẩm gỗ có nguồn gốc rừng
được quản lý tốt, an toàn, tuân thủ nghiêm ngặt về môi trường và xã hội), nhưng sửa đổi theo
hướng siết chặc hơn các qui định về môi trường. Cụ thể như là phải sử dụng giấy để chèn lót đồ
gỗ (thay vì nhựa như trước đây), hay người xuất khẩu dùng nguyên liệu gỗ đầu vào phải có chứng
nhận tiêu chuẩn tự nguyện nhằm hỗ trợ quản lý rừng có trách nhiệm trên phạm vi toàn cầu (FSC).
Chính phủ Anh còn khuyến khích dùng nguyên liệu tái chế có chứng nhận quốc tế về bảo vệ môi
trường. Ngoài ra, Chính phủ Anh sẽ xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn đối với gỗ. (Theo
Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest)). Từ năm 2023, các sản phẩm nhập khẩu vào Anh sẽ
142