Page 146 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 146
ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐẠI DƯƠNG XANH VÀO TÌNH HUỐNG PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM VÀ DỊCH VỤ MỚI CHO DOANH NGHIỆP
TS. Phan Ngọc Thanh
Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
E-mail: pnthanh@ntt.edu.vn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, doanh nghiệp đang phải chịu áp lực rất lớn trước bối cảnh bên ngoài có nhiều sự
thay đổi và các mô hình kinh doanh hiện đại cũng như nhiều đối thủ mới. Liệu doanh nghiệp có
nên tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh trong thị trường truyền thống đã lấp đầy đối thủ và đã được
khai thác rất kỹ. Sự cạnh tranh trong môi trường này là cực kỳ gay gắt, do các quy luật đã được
thiết lập rõ ràng, thị phần đã được phân chia và khó có thể mở rộng thêm hay là cần phải khai phá,
tìm kiếm cơ hội ở những khoảng trống thị trường không có sự cạnh tranh hoặc cạnh tranh không
đáng kể. Đây là tình huống thực tiễn đang đặt ra mà doanh nghiệp cần phải tư duy thay đổi để
thích ứng, nhằm tồn tại và phát triển. Mô hình Đại dương xanh là một công cụ mà doanh nghiệp
có thể áp dụng để giải quyết tình huống được đặt ra nhằm phát triển sản phẩm và dịch vụ mới cho
doanh nghiệp với mục tiêu đồng thời cùng một lúc tăng giá trị và giảm chi phí sản phẩm để thỏa
mãn khách hàng.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
Tình huống này được thiết kế áp dụng cho các doanh nghiệp; Bài tập cho các môn học quản trị
chiến lược, quản trị marketing trong giáo dục bậc học Đại học và Cao học.
NGUỒN GỐC- CƠ SỞ KHOA HỌC KHI SỬ DỤNG MÔ HÌNH
Chiến lược Đại dương xanh (blue ocean strategy) được giáo sư W.Chan Kim và Rence
Muborgne Viện ANSEAD tại Pháp nêu ra vào năm 2004 trong cuốn sách “Chiến lược đại dương
xanh- Làm thế nào để tạo khoảng trống thị trường và vô hiệu hóa đối thủ cạnh tranh” (Kim et al.,
2004). Chiến lược đại dương xanh tập trung vào việc tạo ra, phát triển và mở rộng một thị trường
mới chưa được khai phá ở giai đoạn phát triển sản phẩm trong đó không có sự cạnh tranh chiến
thắng các đối thủ hoặc sự cạnh tranh là không cần thiết mà các doanh nghiệp có thể khám phá và
khai thác bằng cách tạo ra những cơ hội “Đại dương xanh”. Ngược lại “Đại dương đỏ” là những
thị trường cạnh tranh mà ở đó các doanh nghiệp kinh doanh trên cùng một ngành nghề (đối thủ
cạnh tranh) đấu đá lẫn nhau và làm cho nhau suy yếu (Ambrosini et al., 2021).
Mô hình chiến lược đại dương xanh thúc đẩy đi tìm cái mới và tác động vào việc doanh nghiệp
tập trung vào việc phát triển chiến lược, thay vì việc so sánh cạnh tranh với đối thủ. Các nhà quản
trị doanh nghiệp cần thực hiện phát triển sản phẩm và dịch vụ để có thể mở ra và thâu tóm một thị
trường mới. Đặc điểm của mô hình này được mô tả tổng quát với 5 nội dung theo hình 1.
145